Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Tránh hình thức, giáo điều

Chủ nhật - 26/09/2021 02:19 5.718 0
GD&TĐ - Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh trước hết, thầy, cô giáo phải trở thành tấm gương sáng. Song cũng cần cần sự vào cuộc của sát sao gia đình, xã hội.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Tránh hình thức, giáo điều

Tôn trọng sự khác biệt

“Người thầy không chỉ đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức mà còn là người cha, người mẹ thứ 2, người bạn thân thiết, người thân của học trò. Lớp học như một gia đình lớn. Lúc đó, mọi mối quan hệ đều được giải quyết trên cơ sở “Hương vị tình thân” sẽ trở nên dễ dàng, hiệu quả, đạt đến chiều sâu nhân văn, lớp học sẽ trở nên hạnh phúc và thầy – trò sẽ hạnh phúc" cô Bùi Thị Ngọc Lan.

Chia sẻ câu chuyện đã qua, cô giáo Phương Diệp – Trường THPT Trần Hưng Đạo (Hà Nội) kể, trong một lớp cô chủ nhiệm có học sinh nữ với nhiều biểu hiện đặc biệt. Học sinh này có nhiều hành động “sàm sỡ” với các bạn cùng giới trong lớp. Tìm hiểu mới hay, nữ sinh này đồng tính.

Cô Diệp bắt đầu hành trình thuyết phục nữ sinh bằng chính những hiểu biết và sự cảm thông của mình. “Tôi thương em và tôi tôn trọng sự khác biệt của em nên cô – trò dần hiểu nhau. Sau này, nữ sinh đó đã không còn những hành động “khó coi” với những bạn cùng giới nữa” - cô Diệp cho hay.

Theo cô Bùi Thị Ngọc Lan – giáo viên Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội), việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, trước hết nhà giáo phải là tấm gương và hết lòng vì học sinh.

Ngoài ra, giáo viên cũng cần tôn trọng sự khác biệt và cá tính của học sinh (tìm hiểu và nắm bắt hoàn cảnh gia đình, diễn biễn tâm lí của học sinh ở từng giai đoạn).

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, cô Lan trao đổi: ngoài việc nêu cao tinh thần gương mẫu, làm gương cho học trò qua những việc làm, hành động hằng ngày; giáo viên cần khéo léo khuyến khích các con phát huy tính tự lập, tự giác  và “Học thầy không tày học bạn”.

Tuy nhiên khi “thả” các con tự “bơi”, thì gia đình và thầy cô cần quản lý, giám sát chặt; để tránh tính tùy tiện, tự phụ, ngạo mạn, thiếu ý chí phấn đấu vươn lên của các em.

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Tránh hình thức, giáo điều - Ảnh minh hoạ 2
Người thầy không chỉ đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức mà còn là người cha, người mẹ thứ 2, người bạn thân thiết, người thân của  học sinh. Ảnh minh hoạ/internet

Giáo dục bằng cả tình cảm và sự mến yêu

Nhắc lại câu nói, “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”; TS Nguyễn Thị Thanh Nga  - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam trao đổi: giai đoạn lứa tuổi THCS là giai đoạn khủng hoảng với nhiều biến động trong sự phát triển tâm sinh lý.

Tò mò, đam mê khám phá, mong muốn thể hiện mình, bốc đồng, thiếu kiểm soát, thường hành động trước khi suy nghĩ chín chắn… là những biểu hiện thường thấy của học sinh ở giai đoạn này.

Vì thế, trước tiên chúng ta cần nhìn nhận những hành vi này là đặc điểm lứa tuổi, tránh dán nhãn cho học sinh là “láo, vô đạo đức, mất dạy…”. Việc báo cáo với nhà trường và gia đình là cần thiết trong việc phối hợp giáo dục nhưng cần tránh phối hợp trong việc “phạt, hoặc bêu gương”.

Theo TS Nguyễn Thị Thanh Nga , giáo viên nhất thiết phải nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em. Giáo dục học sinh “cá biệt” cần xuất phát từ mong muốn phát triển nhân cách của học sinh chứ không phải vì thành tích của lớp. Vì khi chúng ta nhìn vào thành tích, chúng ta thường nôn nóng, sốt ruột và thiếu đi tình cảm.

Đối với học sinh cá biệt, giáo viên đừng đóng vai là “người phán xử” hay “cảnh sát, công an”, hãy tìm cách trở thành bạn của các em. Khi đó, chúng ta mới có thể nói chuyện, tìm hiểu nguyên nhân, tâm tư và đưa ra những lời khuyên hợp lý.

“Thay đổi hành vi của một con người, uốn nắn một nhân cách, ngoài việc áp dụng các phương pháp còn cần gửi vào đó cả tình cảm và sự mến yêu” - TS Nguyễn Thị Thanh Nga  nói, đồng thời kể lại câu chuyện dạy toán phát triển năng lực: trong bài giảng tính % trong môn Toán, cô giáo chiếu hình ảnh hoặc video đi siêu thị. Trong đó, có những quầy hàng giảm giá 20, 30, 40%.

Sau khi yêu cầu học sinh làm các bài toán về phần trăm, giáo viên đặt các câu hỏi mở rộng: Tại sao lại giảm giá? Giảm giá như vậy, nhà sản xuất có lãi không?  Liệu giảm giá nhiều như vậy có câu chuyện hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thực phẩm bẩn không? Quan điểm của em về vấn đề này như nào?...

“Như vậy, giáo dục đạo đức không phụ thuộc vào việc học oniline hay offline mà phụ thuộc vào việc giáo viên tư duy, thiết kế chương trình và phương pháp giáo dục như nào mà thôi” - TS Nguyễn Thị Thanh Nga  nhấn mạnh.

Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh: Tránh hình thức, giáo điều - Ảnh minh hoạ 3
Cần giáo dục thật tốt các giá trị sống cho học sinh. Ảnh minh hoạ/internet

Giáo dục thật tốt các giá trị sống

Liên quan đến vấn nạn bạo lực học đường, TS Nguyễn Thị Thanh Nga cho rằng, để phòng và trị tận gốc thì giáo dục không chỉ hướng đến kỹ năng sống mà cần phát triển kỹ năng sống cho các em như: các kỹ năng ứng phó bạo lực học đường, kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp học đường. Tuy nhiên, đó chỉ là phần ngọn; nếu giáo dục chỉ tập trung cắt hành vi thì tình trạng bạo lực học đường vẫn còn diễn ra.

“Vậy giáo dục tập trung vào gốc là ở đâu? Theo tôi, đó là giáo dục thật tốt các giá trị sống” - TS Nguyễn Thị Thanh Nga  đặt vấn đề, đồng thời viện dẫn: UNESCO đưa ra 12 giá trị sống như: Hòa bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, trách nhiệm, hạnh phúc, giản dị, tự do, đoàn kết.

Đây là những giá trị sống nhất thiết phải được đưa vào giáo dục cùng với các kỹ năng sống. Những nội dung giá trị sống này cần được “cài cắm” vào tất cả các nội dung môn học. Tránh giáo dục một cách giáo điều, hình thức và “tẻ nhạt”, hô khẩu hiệu… Làm được như vậy, sẽ xây dựng cho các em có “cái gốc” để tránh xa bạo lực học đường.

Giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng là việc diễn ra trong suốt cuộc đời và không phụ thuộc vào việc học online hay offline. Hiện nay, chúng ta nói nhiều đến “dạy học phát triển năng lực”.

Như vậy, kiến thức chỉ là một phần, điều quan trọng là từ kiến thức đó, bạn hình thành ở học sinh những năng lực thực tiễn gì? Chính vì vậy, dù là môn Toán, Hóa, Lý, hay môn Sinh… là giáo viên bạn nên tư duy để cài cắm vào đó các bài học đạo đức một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu.

“Nhà trường muốn thay đổi, đầu tiên phải bắt đầu từ đội ngũ lãnh đạo, đặc biệt là hiệu trưởng. Người lãnh đạo cần xác định giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Từ đó, thay đổi các hình thức giáo dục. Giáo dục đạo đức mà diễn ra bằng các hình thức khô cứng, hình thức hoặc chỉ là hô hào khẩu hiệu sẽ không thu lại kết quả như mong muốn. Giáo dục đạo đức cần hướng vào các hành động thực tiễn chứ không nặng tính học thuật” - TS Nguyễn Thị Thanh Nga.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập640
  • Hôm nay44,417
  • Tháng hiện tại322,547
  • Tổng lượt truy cập51,678,506
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944