Dạy học từ trải nghiệm thực tế

Thứ bảy - 11/12/2021 11:50 373 0
GD&TĐ - Để dạy học gắn với thực tiễn mang lại hiệu quả cao cho học sinh, trong những năm qua, các giáo viên Trường THPT Kỳ Anh chủ động “trải nghiệm trước”. Nhờ đó, giờ học luôn cuốn hút, học sinh hào hứng tham gia.
Dạy học từ trải nghiệm thực tế

 Học hỏi để trò có những giờ trải nghiệm hứng thú

Những ngày này, thầy Nguyễn Xuân Hồng, giáo viên bộ môn Sinh - Công Nghệ của Trường THPT Kỳ Anh (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) đang miệt mài với mô hình trồng nấm, để chuẩn bị cho chủ đề “Sản xuất một số sản phẩm thuộc lĩnh vực nông lâm ngư” cho học sinh trong trường trải nghiệm.

Vào các năm trước, thầy cùng với giáo viên trong tổ bộ môn tiến hành trồng hoa thạch thảo và hướng dương. Năm nay, do thời tiết không thuận lợi, thầy chuyển sang nghiên cứu mô hình trồng nấm để chuẩn bị áp dụng vào dạy học.

Theo thầy Hồng, ở địa phương cứ sau mỗi vụ thu hoạch lại có một lượng lớn rơm rạ bị đốt bỏ. Điều này vừa gây ô nhiễm môi trường vừa lãng phí nguồn nguyên liệu. Vì vậy, thầy đã nghiên cứu đề tài sản xuất nấm để đưa vào chương trình Công nghệ 10.

Đây không phải là lần đầu tiên, thầy Hồng tiến hành hoạt động thực nghiệm. Nhiều lần trước đó, để có thể thực hiện được chủ đề trồng trọt và sản xuất kinh doanh, thầy đã lặn lội ra Viện nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp  Việt Nam để tìm hiểu thêm về cây giống, kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc. Sau đó tiến hành gieo trồng thử nghiệm, rồi đánh giá, rút kinh nghiệm.

Trải qua nhiều lần thử nghiệm thất bại vì cây không hợp thổ nhưỡng, thời tiết, cuối cùng thầy đã tìm ra giống hướng dương cao để học sinh đưa vào trồng đại trà, phục vụ nhiệm vụ học tập.

Năm nay, từ việc kết hợp kiến thức trong chương trình và quá trình tìm hiểu thực tế sản xuất, thầy Hồng đã đến các trang trại trồng nấm ở địa phương và vùng lân cận để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó về nhà tự nghiên cứu thêm để thực nghiệm, tạo ra sản phẩm.

Dạy học từ trải nghiệm thực tế - Ảnh minh hoạ 2
Thầy Nguyễn Xuân Hồng thực nghiệm trồng nấm để chuẩn bị bài dạy cho học trò.

“Thực tế trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, việc sản xuất nấm ở các hộ gia đình không còn xa lạ. Nhưng đối với nhiều học sinh, đây là những trải nghiệm thú vị, phục vụ hữu ích cho hoạt động dạy học gắn với thực hành”, thầy Hồng cho hay.

Cũng theo thầy Hồng, ngoài kiến thức sản xuất nông nghiệp, học sinh trong trường còn được trải nghiệm thêm mô hình kinh doanh thông qua việc bán các sản phẩm học tập.

Những tín hiệu vui

Để có được thành quả phục vụ chủ đề bài học thiết thực và hấp dẫn, thầy cô giáo của bộ môn Sinh – Công nghệ, Trường THPT Kỳ Anh đã trải qua nhiều lần thực nghiệm, với hàng loạt lần thất bại, cùng bao mồ hôi và công sức trên vườn thực nghiệm. Thế nhưng, với các thầy cô, sự đánh đổi này hoàn toàn xứng đáng. Khi nhờ vào đó các em học sinh có được những giờ học bổ ích.

Theo các giáo viên trong tổ Sinh – Công nghệ, đối với phương pháp dạy học gắn với thực tiễn, người thầy luôn giữ vai trò là người hướng dẫn, cố vấn. Bên cạnh việc truyền kiến thức, người thầy còn phải truyền được cả đam mê, nhiệt huyết cho trò.

“Nhờ những nỗ lực và quyết tâm đổi mới dạy và học, học sinh, đội ngũ giáo viên học được nhiều hơn, năng động, tự tin hơn trong cuộc sống. Các hoạt động mà thầy cô tổ Sinh – Công nghệ đang áp dụng thực sự mang lại hiệu quả cao trong việc hình thành kỹ năng và phẩm chất, bồi đắp tâm hồn, tư tưởng cho học sinh”, cô Nguyễn Thị Lệ Thủy - Hiệu trưởng nhà trường thông tin.

Việc dạy học gắn với thực hành mang lại nhiều ý nghĩa tích cực. Thông qua việc vận dụng lý thuyết vào thực hành, học sinh trong trường có điều kiện khắc sâu thêm kiến thức đã học. Đồng thời có thể tự mình đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ mới trong quá trình học tập.

Bên cạnh đó  giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tự học và giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm. Ngoài ra, các em còn được phát huy các kỹ năng Tin học, vận dụng công nghệ thông tin vào quá trình hình thành sản phẩm học tập. 

Dựa trên cách làm đó, Trường THPT Kỳ Anh đã xây dựng được mô hình kinh doanh nhỏ cho học sinh. Các em sẽ kinh doanh sản phẩm do mình làm ra, như: Bán hoa thạch thảo trong lễ hội xuân; bán vé tham quan và chụp ảnh vườn hoa hướng dương, bán sản phẩm nấm và phôi nấm… Điều này mang lại nhiều trải nghiệm học tập khá thú vị, đồng thời tạo được sự quan tâm, đồng tình từ phía phụ huynh. Với học sinh, không chỉ có thêm kiến thức mà là dịp áp dụng điều đã học vào thực tế; tiệm cận việc lựa chọn ngành nghề, tự tin trong giao tiếp...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập525
  • Hôm nay42,223
  • Tháng hiện tại320,353
  • Tổng lượt truy cập51,676,312
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944