Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập từ ứng dụng CNTT trong giáo dục

Thứ sáu - 22/11/2019 06:04 482 0

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập từ ứng dụng CNTT trong giáo dục

GD&TĐ - Ngày 22/11, tại Đà Nẵng, Cục Công nghệ thông tin – Bộ GD&ĐT tổ chức Hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và tập huấn xây dựng cơ sở dữ liệu trong ngành GD&ĐT. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc chủ trì hội nghị.

Hội nghị có sự tham dự của đại diện tổ giúp việc về Chính phủ điện từ của Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử; đại diện Bộ Thông tin truyền, Cục Tin học hóa (Bộ Thông tin truyền thông), đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, đại diện Sở GD&ĐT 63 tỉnh, thành, Ban Giám hiệu và khoa CNTT các cơ sở đào tạo đại học có khoa CNTT, một số nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT, các doanh nghiệp có giải pháp ứng dụng CNTT trong GD&ĐT.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính ngành GD&ĐT

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết: “Kết quả ứng dụng CNTT của Bộ GD&ĐT và ngành GD&ĐT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng ở cả hai cấu phần gồmtriển khai xây dựng chính phủ điện tử trong ngành GD&ĐT và ứng dụng CNTT trong dạy và học trong đổi mới kiểm tra đánh giá và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Năm 2018, chỉ số hiện đại hóa hành chính, ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính của Bộ GD&ĐT xếp thứ 2 trong 18 Bộ và cơ quan ngang Bộ. Bộ GD&ĐT cũng dẫn đầu trong triển khai chữ ký số và liên thông văn bản trong 63 Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước; cổng dịch vụ trực tuyến được đưa vào sử dụng với 20 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4”.

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập từ ứng dụng CNTT trong giáo dục - Ảnh minh hoạ 2
Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc phát biểu khai mạc Hội thảo.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc thì ngành GD&ĐT đã tích cực tham gia xây dựng Hệ tri thức Việt số hóa của Chính phủ với hơn 5.000 bài giảng E-learning và dạy học online, hàng chục ngàn câu hỏi trắc nghiệm cùng hệ thống luận văn, luận án được số hóa và đăng tải công khai; kho học liệu số phục vụ dạy học… Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ đề nghị các cơ sở giáo dục đại học tham gia, đóng góp mạnh mẽ trong Tri thức Việt số hóa; các trường phổ thông cũng sẽ tham gia nhiều hơn nữa vào xây dựng cơ sở dữ liệu, nguồn học liệu online, giúp HS SV phát triển năng lực tự học.

Đến nay, ngành GD&ĐT đã xây dựng được cơ sở xong cơ sở dữ liệu mầm non và phổ thông của52.000 trường mầm non và phổ thông với 1,5 triệu GV và 24 triệu học sinh. “Vấn đề còn lại là chúng ta khai thác sử dụng nó như thế nào, cập nhật nó như thế nào? Bộ đã ban hành quy định về chuẩn dữ liệu và đang dự thảo quy định khai thác bộ dữ liệu này. Có những thông tin mà nếu không có dữ liệu này thì không thể chính xác được ví dụ như việc thừa thiếu giáo viên từng môn học, từng địa bàn nhỏ để có những quyết định trong tuyển dụng, luân chuyển” – Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc khẳng định.

Đối với cơ sở dữ liệu của giáo dục đại học, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, cùng với quá trình tự chủ đại học, các cơ sở giáo dục đại học dù đã thực hiện công khai thông tin nhưng vẫn chưa có cơ sở dữ liệu chung. Hiện nay Bộ GD&ĐT đã hoàn thiện xong cổng để các cơ sở giáo dục đại học nhập dữ liệu và dự kiến đến năm 2020 sẽ có cơ sở dữ liệu của giáo dục đại học. Để thực hiện tự chủ thì trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục là rất lớn, cùng với đó là phải công khai minh bạch để xã hội và người học kiểm tra, giám sát.

Dịch chuyển từ người học làm trung tâm sang cá thể hóa người học

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc khẳng định, chưa bao giờ việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học có tác động mạnh mẽ đối với giáo dục như hiện nay. “Trong giảng dạy, đã có sự dịch chuyển từ việc lấy người thầy làm trung tâm chuyển sang người học làm trung tâm và hiện nay đã và đang dịch chuyển sang cá thể hóa người học. Với học trực tuyến, phần mềm ghi lại hết quá trình học của từng người, ngày giờ nào vào học học cái gì, trong kiểm tra đánh giá mạnh yếu cái gì. Từ đây, với việc sử dụng dữ liệu lớn để phân tích từng người một sẽ đưa ra gợi ý từng gói học phù hợp với từng người.

Một lớp học truyền thống 50 – 70 người thì người thầy chỉ có thể cảm nhận chung về lớp học chứ không thể biết cụ thể từng người học đang học như thế nào. Nhưng với sự phát triển của hệ thống học online thì có thể biết được quá trình của từng người học để đi đến thiết kế gói tư vấn để người học tự chọn. Điều này mở ra triển vọng lớn cho việc học tập suốt đời như hiện nay. Người học có thể học luôn trên điện thoại thông minh với một chi phí rất rẻ mà khômg cần phải đến lớp, góp thúc đẩy xã hội học tập và học tập suốt đời với chi phí không lớn lắm”.

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập từ ứng dụng CNTT trong giáo dục - Ảnh minh hoạ 3
 Một số  phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo... được các doanh nghiệp có gải pháp ứng dụng CNTT trong GD&ĐT giới thiệu tại hội thảo

Nền tảng xây dựng trường học thông minh

Ông Nguyễn Sở Hải – Cục trưởng Cục CNTT – Bộ GD&ĐT cho biết: Hiện nay Bộ GD&ĐT đã xây dựng được cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT phục vụ thông tin quản lý toàn diện ngành GD&ĐT. Bộ đã ban hành chuẩn dữ liệu và hướng dẫn cách thức quản lý của các nhà trường với cơ sở dữ liệu ngành. Hiện đã có khoảng 25% nhà trường đã kết nối, trao đổi dữ liệu một cách tự động với hệ thống của Bộ.

Ở một góc độ khác, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Misa cho biết, ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ tạo nên những trải nghiệm trường học thông minh cho nhà trường, phụ huynh và HS, từ đó tạo nên môi trường giáo dục hiện đại, bắt kịp xu hướng chung của thế giới. Chẳng hạn như với ứng dụng SISAP của MISA, sẽ giúp cho phụ huynh kiểm tra được tình trạng bữa ăn, thời khóa biểu, lịch kiểm tra… và đặc biệt tiết kiệm thời gian và nhân lực trong khâu đóng học phí. Giáo viên cũng có thể trao đổi thông tin với phụ huyh thông qua giọng nói ngay trên ứng dụng…

Tại Hội thảo, các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia giáo dục, chuyên gia CNTT tập trung thảo luận các nội dung chính như: Thảo luận về ứng dụng CNTT trong quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu ngành GD&ĐT hiện nay; giải pháp tổng thể ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục tại địa phương và tích hợp vào cơ sở dữ liệu chung của ngành, các giải pháp khai thác cơ sở dữ liệu ngành. Hội thảo còn ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp về giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy – học, kiểm tra đánh giá và NCKH.

Tác giả bài viết: Hà Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập732
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm731
  • Hôm nay39,305
  • Tháng hiện tại317,435
  • Tổng lượt truy cập51,673,394
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944