ĐBQH: Giám sát chấm thi bằng camera giúp triển khai thi cử hiệu quả hơn

Thứ tư - 12/12/2018 06:09 541 0
GD&TĐ - Theo đại biểu Quốc hội Tôn Ngọc Hạnh - đoàn Bình Phước, chúng ta đang hội nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 nên đặt camera giám sát phòng chấm thi trắc nghiệm 24/24 giờ và “đánh phách” điện tử Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh là một giải pháp phòng chống gian lận hiệu quả.
ĐBQH: Giám sát chấm thi bằng camera giúp triển khai thi cử hiệu quả hơn

Đại biểu Tôn Ngọc Hạnh phân tích, giám sát bằng hình thức camera, đánh phách điện tử là một cách quản lý nhà nước áp dụng liên thông, liên kết bằng hệ thống phần mềm sẽ tạo ra kết quả tốt.

Đây là một công cụ giúp cho việc triển khai thi cử hiệu quả hơn. Đây cũng là phương thức, giải pháp làm căn cứ để giải thích, trao đổi với cộng đồng rằng, Bộ GD&ĐT đã triển khai những giải pháp quyết liệt, khi phát hiện ra sai phạm sẽ có hướng xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, cho dù có lắp hệ thống camera hiện đại cỡ nào thì cũng vẫn cần có một cơ quan tổng chỉ huy, vẫn phải có con người ở đó để điều khiển, quan sát. Có điều, việc lắp camera này sẽ sử dụng ít con người hơn, giảm chi phí nhân lực. Do đó cần có người đủ đức, đủ tài, có tinh thần trách nhiệm cao nhất.

ĐBQH: Giám sát chấm thi bằng camera giúp triển khai thi cử hiệu quả hơn - Ảnh minh hoạ 2
 Đại biểu Quốc hội Tôn Ngọc Hạnh

Bộ GD&ĐT vừa đưa ra những điều chỉnh trong tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2019. Theo đó, một trong những nội dung nhận được sự quan tâm từ học sinh, phụ huynh và các nhà trường đó là đặt camera giám sát phòng chấm thi trắc nghiệm 24/24 giờ và “đánh phách” điện tử Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh.

Cụ thể: Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm. Bộ GD&ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ. Sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường tính bảo mật và chức năng giám sát để ngăn ngừa các can thiệp trái phép.

Theo đó, mã hóa dữ liệu tạo ra trong quá trình xử lý bài thi trắc nghiệm để tránh người dùng can thiệp và đảm bảo trong suốt quá trình xử lý bài thi, cán bộ xử lý bài thi không thể có được thông tin về mối liên hệ giữa thông tin cá nhân của thí sinh với phần nội dung trả lời trắc nghiệm (đây là một hình thức “đánh phách” điện tử Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh).

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GD&ĐT và của các trường ĐH, CĐ đối với việc chấm bài thi tự luận (môn Ngữ văn) do sở GD&ĐT chủ trì.

Tác giả bài viết: Minh Phong (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập653
  • Hôm nay21,113
  • Tháng hiện tại299,243
  • Tổng lượt truy cập51,655,202
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944