ĐBQH: Tán thành quy định nâng chuẩn giáo viên

Thứ ba - 21/05/2019 02:09 530 0

ĐBQH: Tán thành quy định nâng chuẩn giáo viên

GD&TĐ - Sáng nay (21/5), trong giờ giải lao nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ tán thành với một số quy định trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi).

* Đại biểu Bùi Sỹ Lợi - đoàn Thanh Hóa:

Nâng chuẩn giáo viên là rất cần thiết, giáo dục là luôn luôn phát triển theo thời đại, theo thực tiễn và hội nhập quốc tế nhưng thực hiện như thế nào phải có lộ trình. Tôi cho rằng, lộ trình đưa ra trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) là đúng, không thể một lúc một nơi để nâng chuẩn giáo viên có thể thực hiện được mà phải có lộ trình.

ĐBQH: Tán thành quy định nâng chuẩn giáo viên - Ảnh minh hoạ 2
 Đại biểu Bùi Sỹ Lợi

Rõ ràng việc nâng chuẩn giáo viên là mục tiêu chúng ta nâng cao chất lượng giáo viên, kể cả kiến thức, năng lực giảng dạy, kể cả tâm sinh lý hiểu biết học sinh để chúng ta hành xử với học sinh phù hợp, tạo ra phong trảo “dạy tốt – học tốt”, môi trường học tập thể hiện sự vui tươi, lành mạnh, không có biểu hiện xã hội phức tạp xảy ra trong nhà trường. Điều đó làm cho chất lượng giáo dục của chúng ta tăng lên.

Cho nên nâng chuẩn giáo viên là rất cần thiết. Và việc nâng chuẩn giáo viên này không chỉ theo lộ trình, theo quy định, đó chỉ là tối thiểu, còn lúc nào chúng ta cũng phải nâng chuẩn. Hôm nay đã đạt chuẩn rồi thì phải tiếp tục nâng tiếp, xã hội còn phát triển, không có điểm dừng lại nào. Luật Giáo dục của chúng ta là học cả đời.

* Đại biểu Ngô Thị Minh – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội:

Nâng chuẩn trình độ giáo viên là vấn đề cần thiết, tuy nhiên một nhà giáo đạt chuẩn không chỉ nói đến trình độ mà còn phải nói đến các kỹ năng, năng lực và đạo đức của nhà giáo phải được đồng hành. Vì vậy, việc nâng chuẩn trình độ phải đáp ứng được yêu cầu ở từng cấp học.

ĐBQH: Tán thành quy định nâng chuẩn giáo viên - Ảnh minh hoạ 3
Đại biểu Ngô Thị Minh 

Lộ trình như thế nào trong dự thảo không quy định mà giao cho Chính phủ để áp vào điều kiện thực tế. Chúng ta phải coi trọng đào tạo tại chỗ, những kỹ năng, những kiến thức của nhà giáo sao cho thực sự chất lượng và hiệu quả, không thể đào tạo và nâng chuẩn mang tính hình thức.

Ban đầu dự thảo định đưa ra lộ trình thực hiện nâng chuẩn từ năm 2026, nhưng sau khi thẩm tra, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội bỏ quy định này và giao cho Chính phủ quy định. Mục đích là có được những giải pháp thực hiện khả thi và hiệu quả.

Tác giả bài viết: Minh Phong (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập267
  • Hôm nay26,487
  • Tháng hiện tại290,330
  • Tổng lượt truy cập51,646,289
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944