Phản đối bạo lực học đường: Không có nghĩa là tước đi công cụ giáo dục

Thứ ba - 21/05/2019 04:11 911 0

Phản đối bạo lực học đường: Không có nghĩa là tước đi công cụ giáo dục

GD&TĐ - Thời gian gần đây, câu chuyện xử phạt, đánh phạt học sinh liên tiếp xảy ra đang tạo nên một diễn đàn chia sẻ khá lớn. Nhiều người đặt câu hỏi việc xử phạt của giáo viên đã đúng chưa và giới hạn nào cho hành động này?

“Đánh là thương, là dạy”?

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, nguyên là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: Nhìn vào các bài chia sẻ, like, bình luận trên các diễn đàn của giáo viên (hoặc thận trọng hơn thì gọi đó là diễn đàn mang tên/ nhân danh giáo viên) dưới các bài viết về bạo lực học đường, có thể thấy việc phòng ngừa bạo lực học đường ở Việt Nam còn lắm gian nan.

Trong các bình luận, chia sẻ, người cổ vũ, bảo vệ cho việc đánh, phạt học sinh khá đông. Có một lý luận đưa ra rằng thầy cô như cha mẹ học trò, coi học trò như con nên đánh là thương, là dạy.

Chia sẻ về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương cho rằng, đây là quan niệm sai lầm. Quan hệ thầy - trò và quan hệ cha mẹ - con cái khác nhau về bản chất. Trong quan hệ cha mẹ con cái, yếu tố huyết thống rất quan trọng, sau đó là nuôi dưỡng. Thầy cô 100% không đáp ứng được cả hai. Hơn nữa, pháp luật và tiêu chuẩn luân lý hiện đại (Việt Nam cũng thế) cũng không công nhận việc cha mẹ đánh con nữa. Vì vậy, thầy cô đánh học trò là sai cả về phương diện đạo đức và pháp luật.

Nếu để ý sẽ thấy nạn nhân bị đánh hầu như là HS mầm non, tiểu học, lứa tuổi chưa đủ sức mạnh để tự vệ. Ngay cả ngoài vỉa hè, đánh kẻ yếu hơn mình, thậm chí không có khả năng tự vệ là chuyện dân gian coi là hèn hạ.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương, phản đối bạo lực học đường không có nghĩa là tước đi công cụ giáo dục của thầy cô. Không kể nước ngoài, ngay cả Việt Nam rất nhiều thầy cô làm tốt công việc mà không phải dùng bạo lực.

Giáo viên cần nỗ lực học hỏi, thay đổi bản thân đồng thời cần hành động tích cực để thay đổi bộ máy, môi trường giáo dục.

Muốn xã hội kính trọng mình mà không nâng tầm giá trị của mình thì rất khó. Cầu thị, tự học không ngừng là “đường sống” của nghề thầy trong xã hội thông tin và chao đảo giá trị hiện nay.

Thiết lập lại phương pháp kỷ luật HS trong nhà trường

Cùng quan điểm phản đối bạo lực học đường, TS Lê Nguyên Phương, chuyên gia tâm lý học đường, giảng viên chương trình cao học bộ môn Tâm lý học đường tại ĐH Chapman (Mỹ) cho biết:

“Trừng phạt vẫn cần được xem như một phần trong tiến trình giáo dục. Theo tôi, bỏ đi việc trừng phạt trong trường học, một xã hội thu nhỏ và một bước chuẩn bị cho trẻ em từ gia đình vào xã hội sẽ khiến các em không hiểu được và chuẩn bị để tiếp nhận những hình phạt trong hệ thống pháp luật từ phạt tiền đến phạt tù. Nhưng tôi không chấp nhận nhục hình là hình phạt trong nhà trường.

Hơn nữa, các nghiên cứu cho thấy trừng phạt không hiệu quả và có ảnh hưởng tích cực như khen thưởng. Nhưng hiệu quả nhất vẫn là một hệ thống kỷ luật để giúp các em nhập tâm những tiêu chí đạo đức và luân lý, đặc biệt là nhân cách và phẩm chất của một con người trong xã hội”.

TS Lê Nguyên Phương cho biết: “Một số giáo viên đã kể cho tôi nghe việc có học sinh, chỉ mới học mẫu giáo đã vào thách thức cô, “mẹ em bảo nếu cô phạt em, mẹ sẽ vào trường cho cô biết tay”. Hoặc tại một trường mà đa số học sinh là con của các giảng viên một đại học, một vài học sinh đã bắt nạt bạn cùng lớp với những lời lẽ hoạnh họe như “mẹ mày chỉ có bằng thạc sỹ, mẹ tao là giáo sư, tiến sỹ”. Và trong một xã hội, mà “anh chị” như Khá Bảnh được một bộ phận dân chúng trong đó có giới trẻ tôn sùng thì hiện tượng “dao búa” trong lớp học của một số học sinh là chuyện đương nhiên.

Thế nhưng, điều đó không phải là biện minh cho việc chúng ta dùng nhục hình để kỷ luật học sinh. Giải quyết vấn đề đó cần có cái nhìn hệ thống, và cả hệ thống phải nhập cuộc. Hệ thống ở đây không phải chỉ là Bộ GD&ĐT, mà còn là mỗi phụ huynh, giáo viên, hiệu trưởng, nhân viên trong các cơ sở giáo dục. Nó phải bao gồm việc thiết lập lại hệ thống và phương pháp kỷ luật học sinh trong nhà trường, chương trình giáo dục cha mẹ cách kỷ luật con, biện pháp kỷ luật nhà trường, các chế độ nghỉ ngơi và phụ cấp cho giáo viên giảm căng thẳng…

TS Lê Nguyên Phương phân tích: “Chúng ta đừng nói là những điều này không thực tế và không làm được. Không có bắt đầu thì không có kết quả. Cũng đừng nói nước này hay nước kia còn bao nhiêu tiểu bang vẫn còn áp dụng nhục hình trong giáo dục. Đó là chuyện nước họ - điều chúng ta thấy đúng thì cứ làm không cần thiết phải theo họ. Cũng đừng nói cha ông chúng ta như thế. Những hạt giống phải bắt đầu được gieo hôm nay để con cái chúng ta sớm hái quả”.

Tác giả bài viết: Lê Đăng (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1391 | lượt tải:303

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1124 | lượt tải:288

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2410 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:479

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2231 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập267
  • Hôm nay18,872
  • Tháng hiện tại32,177
  • Tổng lượt truy cập50,580,553
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944