Theo phân tích của các giáo viên môn Giáo dục công dân, đề tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022 môn học này chủ yếu trong chương trình lớp 12, tập trung ở học kỳ 1 và 10% ở lớp 11 - ổn định như đề thi năm 2021.
Về mức độ: Các câu hỏi chủ yếu là nhận biết, thông hiểu chiếm 75%. Cụ thể: Mức độ nhận biết gốm 20 câu (50%); mức độ thông hiểu có10 câu (25%); mức độ vận dụng có 6 câu (15%); vận dụng cao có 4 câu (10%). Đề thi được sắp xếp theo mức độ từ thấp đến cao, hợp lý, khoa học, có phân hóa.
Ma trận đề tham khảo môn Giáo dục công dân:
BÀI | NB | TH | VD | VDC |
LỚP 11 | ||||
2 | 2 |
|
|
|
3 | 1 |
|
|
|
5 | 1 |
|
|
|
TỔNG | 4 |
|
|
|
LỚP 12 | ||||
1 | 1 |
| 1 |
|
2 | 3 | 2 | 1 | 1 |
3 | 1 |
|
|
|
4 | 3 |
|
| 1 |
5 | 1 | 1 | 1 |
|
6 | 3 | 2 | 1 | 1 |
7 | 2 | 3 | 1 | 1 |
8 | 3 |
| 1 |
|
9 | 1 |
|
|
|
Tổng | 18 | 8 | 6 | 4 |
TỔNG | 22 | 8 | 6 | 4 |
Điểm | 5. 5 | 2.0 | 1.5 | 1.0 |
Tỉ lệ % | 55 | 20 | 15 | 10 |
Theo cô Trần Thị Mai, giáo viên Trường trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa, Cần Thơ, so với năm 2021, đề minh họa môn Giáo dục công dân năm nay cơ bản vẫn giữ nguyên cấu trúc chính của đề thi năm trước. Kiến thức lớp 11 chiếm 10% tổng số câu hỏi trong đề, các câu hỏi được cho ra từ bài 1 đến bài 5, ở mức độ nhận biết.
Kiến thức lớp 12 chiếm 90% tổng số câu hỏi trong đề, các câu hỏi được phủ đều tất các các bài trong chương trình từ bài 1 đến bài 9. Trong đó, trọng tâm cho ra ở các bài 2 (7 câu với 4 mức độ nhận thức), bài 4 (4 câu ở mức độ nhận biết và vận dụng cao), bài 6 (7 câu ở 4 mức độ nhận thức), bài 7 (8 câu với 4 mức độ nhận thức). Các bài còn lại mỗi bài ra từ 1 đến 2 hoặc 3 câu hỏi.
Các câu hỏi nhận biết và thông hiểu bám sát chương trình giáo dục phổ thông, tình huống ở các câu vận dụng rõ ràng, dễ hiểu không quá khó với học sinh.
Đề có một số câu có tính phân hóa cao. Các câu hỏi trong đề khai thác sâu hơn từng đơn vị kiến thức trong bài, nhiều câu hỏi đòi hỏi học sinh phải biết tổng hợp kiến thức, biết phân tích, loại suy mới có thể xác định đáp án đúng; nhiều câu có độ nhiễu cao.
Đề thi cũng có câu hỏi tình huống dài, yêu cầu của câu hỏi khó (câu hỏi kép) đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ đề, phân tích từng hành vi của các nhân vật. Nếu không nắm chắc các đơn vị kiến thức, các em dễ bỏ sót dữ kiện dẫn đến sẽ lựa chọn sai đáp án.
Cô Trần Thị Mai nhận định: Đề minh họa là một trong những cơ sở tốt nhất giúp giáo viên và học sinh tham khảo, định hướng việc ôn tập cho Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông sắp tới.
Do đó, ngay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề thi minh họa, giáo viên bộ môn phải phân tích kỹ ma trận đề để từ đó tiến hành điều chỉnh lại nội dung, phương pháp ôn tập phù hợp với định hướng ra đề của Bộ.
Học sinh cũng tham khảo đề minh họa để định hướng được nội dung ôn tập, tập trung vào các nội dung trọng tâm mà Bộ đã cho trong đề minh họa, tránh học tủ, học lệch.