Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT: Phù hợp thực tiễn

Thứ sáu - 02/04/2021 05:10 228 0
GD&TĐ - Đề tham thảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đón nhận nhiều ý kiến tích cực từ đội ngũ giáo viên.
Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT: Phù hợp thực tiễn

Nhận định chung là phạm vi kiến thức hợp lý, gắn nhiều với thực tiễn. Thầy cô cũng đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp HS ôn tập, làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT từ định hướng đề tham khảo.

Kiến thức đi liền kỹ năng vận dụng

Sáng 1/4, Sở GD&ĐT Phú Thọ tổ chức hội nghị giáo viên cốt cán để phân tích, đánh giá, nhận định tất cả đề thi tham khảo. Theo nhận định chung của các thầy cô, đề giữ nguyên ma trận, nội dung kiến thức như năm 2020, với yêu cầu kiến thức phù hợp.

Phần lớn kiến thức trong đề thi tập trung ở lớp 12; khoảng 10% thuộc lớp 11. Sự quen thuộc của đề, mức độ yêu cầu phù hợp là thuận lợi lớn cho HS ôn tập, thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Nhận xét về đề tham khảo môn Ngữ văn, cô Ngô Lan Anh, Trường THPT Trần Phú (Hà Nội) cho rằng: Cấu trúc đề ổn định, tương tự như các năm trước. Về nội dung, ngữ liệu phần đọc hiểu có độ dài vừa phải, câu hỏi vừa sức với HS trong tình hình Covid-19 kéo dài.

Đây cũng là phần HS có cơ hội lấy điểm. Câu nghị luận xã hội cách hỏi khá thú vị, gắn với vấn đề thời sự khi đất nước đứng trước những khó khăn về thiên tai, dịch bệnh. Bởi vậy, HS sẽ có cái nhìn từ thực tế để bài viết sinh động, gần gũi, có sức thuyết phục và tính ứng dụng cao. Với câu nghị luận văn học, dạng đề quen thuộc nên HS không bị bất ngờ. 

Với đề tham khảo môn Vật lý, cô Lưu Quỳnh Trang, Trường THPT Sunrise, Hoài Đức, Hà Nội đánh giá giảm nhẹ hơn về độ khó so với năm 2020, phù hợp với mục tiêu xét tốt nghiệp THPT, đồng thời không gây áp lực ôn thi cho HS trong tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Đề vẫn giữ đúng cấu trúc 40 câu, 90% kiến thức tập trung ở chương trình lớp 12 và 10% còn lại thuộc phần “Điện học - Điện từ học” lớp 11. Những câu hỏi có độ khó cao hơn nằm ở phần “Dao động cơ”, “Sóng cơ”, “Sóng ánh sáng” và “Dòng điện xoay chiều”. 

“30 câu hỏi đầu chủ yếu là lý thuyết, mức độ không quá khó. Vì vậy để làm tốt dạng đề này, HS cần nắm vững lý thuyết về các chủ đề đã học trong chương trình lớp 12 và một phần chương trình lớp 11. Với HS có nguyện vọng xét tuyển đại học, chú ý ôn luyện thêm bài tập tính toán cấp độ cao hơn trong phần “Dao động cơ”, “Sóng cơ”, “Sóng ánh sáng” và “Dòng điện xoay chiều”” – cô Trang đưa lời khuyên.

Đánh giá tích cực về đề tham khảo môn Địa lý, thầy Phan Ánh Quang, Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi, phân tích: Đề có 20 câu lý thuyết, 18 câu kỹ năng thuộc nội dung kiến thức lớp 12; 2 câu kỹ năng (nhận xét bảng số liệu và nhận xét biểu đồ) thuộc nội dung kiến thức lớp 11. Trong số này, 19 câu ở mức độ nhận biết, 7 câu mức thông hiểu, 11 câu vận dụng và 3 câu vận dụng cao.

Đáng chú ý, số câu liên quan đến Atlat nhiều hơn – đây cũng là thuận lợi cho HS. Bên cạnh đó, số câu liên quan đến địa lý ngành kinh tế cũng nhiều hơn so với đề năm trước. Phần địa lý tự nhiên Việt Nam và địa lý dân cư số câu giảm.

Đề thi môn Toán cũng được nhận định tương đồng về cấu trúc, nội dung so với đề thi các năm trước. Các câu mức độ vận dụng hầu như đều thuộc dạng bài quen thuộc. Câu vận dụng cao nhằm phân loại HS đòi hỏi vận dụng nhiều kiến thức trong chuyên đề, liên chuyên đề.

Thầy Ngô Quang Long, Trường THPT Trần Phú (Hà Nội) nhận định: Đề bảo đảm kiến thức cơ bản (70% mức độ nhận biết và thông hiểu; 20% vận dụng; 10% vận dụng cao). Nội dung kiến thức tập trung nhiều ở lớp 12 (90%); còn lại 10% lớp 11. Kiến thức lớp 12 trong đề thi trải đều cả năm học.

Đề tham khảo thi tốt nghiệp THPT: Phù hợp thực tiễn - Ảnh minh hoạ 2
Ôn tập chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội.

Ôn tập tốt nhất từ đề tham khảo

Lưu ý HS từ đề tham khảo, cô Lê Hải Châu, giáo viên Ngữ văn Trường THPT Ban Mai, Hà Nội cho biết: Với HS khá giỏi, đề thi minh họa hay, là cơ hội để các em thể hiện; quan trọng là các em cần phân bố thời gian hợp lý để làm bài.

Thời gian luôn tỷ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Cụ thể, với 120 phút của môn Ngữ văn, phần đọc hiểu, thí sinh cần dành 20 - 25 phút để làm bài. Câu 1 phần làm văn cần 25 phút. 70 phút còn lại nên dành cho câu nghị luận văn học. 

Với đề Địa lý, nhiều giáo viên cùng chung lời khuyên là HS cần tập trung, học hiểu kiến thức thay vì học theo cách ghi nhớ máy móc.

Dành thời gian nhất định để học cách sử dụng Atlat cũng như luyện các dạng câu hỏi phần Atlat là có thể làm tốt  dạng bài nhận biết và thông hiểu. Để làm tốt phần vận dụng, các em không chỉ biết tư duy liên hệ kiến thức với nhau, mà còn phải dành thời gian tìm hiểu vấn đề thực tế hiện nay.

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT ban hành đề tham khảo, các trường cũng nhanh chóng triển khai công tác ôn tập. Chia sẻ từ thầy Trần Văn Hân, Hiệu trưởng Trường THPT Mỹ Quí, Đồng Tháp, nhà trường yêu cầu giáo viên từng bộ môn nghiên cứu, phân tích kỹ cấu trúc, nội dung đề tham khảo và rà soát lại với thực tế giảng dạy của từng giáo viên.

Từ đó, định hướng giảng dạy những nội dung kiến thức còn lại trong chương trình; đề xuất hướng ra đề kiểm tra, đánh giá học kỳ II tiếp cận định hướng đề tham khảo.

Trường đồng thời xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch ôn thi tốt nghiệp THPT; trong đó quan tâm nội dung kiến thức, tính phân hóa HS, bố trí giáo viên, tiến độ ôn tập chi tiết; có kế hoạch khảo sát, đánh giá đúng kết quả ôn tập của HS để có điều chỉnh kịp thời. 

Sở GD&ĐT sớm có văn bản gửi các trường tiếp tục nghiên cứu, phân tích, đánh giá về đề tham khảo. Trên cơ sở đó có giải pháp để tổ chức dạy học, ôn tập hiệu quả cao nhất. Sở cũng sẽ căn cứ vào đề tham khảo tổ chức khảo sát lần 2, bám sát ma trận kiến thức của đề tham khảo để tổ chức ra đề. Từ kết quả khảo sát, các trường tiếp tục phân hóa HS để dạy học, ôn tập phù hợp với từng đối tượng; từ đó nâng cao hiệu quả dạy học, ôn tập trước kỳ thi. Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ Phùng Quốc Lập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập522
  • Hôm nay16,430
  • Tháng hiện tại294,560
  • Tổng lượt truy cập51,650,519
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944