Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học: Không thể phủ nhận giá trị có thật

Thứ sáu - 02/04/2021 07:23 619 0
GD&TĐ - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng: Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học không chỉ chọn dự án/học sinh được giải thưởng, mà ý nghĩa của nó lớn hơn nhiều.
Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học: Không thể phủ nhận giá trị có thật

Đích cuộc thi không chỉ là giải thưởng

Nghiên cứu khoa học là một bậc cao hơn của giáo dục STEM mà Bộ Giáo dục & Đào tạo đang đặt ra trong lộ trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Vì thế, mục tiêu lớn hơn của Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, theo Phó Giáo sư(PGS) Nguyễn Xuân Thành là việc góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.

Học sinh không chỉ được thực hành, trải nghiệm, ứng dụng kiến thức vào giải quyết một đề tài cụ thể, chế tác một sản phẩm cụ thể, mà phát triển nhiều thứ như tư duy khoa học, năng lực khai thác tài liệu, năng lực thuyết trình, phản biện, các kỹ năng làm việc nhóm.

Sự hiểu biết các em có được từ việc này không chỉ hạn hẹp ở lĩnh vực đề tài các em thực hiện mà có thể mở rộng hơn.

Ví dụ qua nghiên cứu, thực hiện, các em có hiểu biết về tác hại của ô nhiễm môi trường và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường trong lành, hay những giá trị nhân văn khi các em thực hiện một dự án hỗ trợ người tàn tật, người yếu thế trong xã hội… Đó là cái đích lớn muốn hướng tới.

“Cuộc thi khoa học kỹ thuật các cấp trong gần một thập kỷ qua đã thu hút hàng nghìn học sinh tham gia, trong đó có cả học sinh ở các vùng khó khăn. Điều đó khích lệ, tạo động lực cho giáo viên thay đổi để học sinh cũng thay đổi trong việc học đi đôi với hành.

Những điểm chưa phù hợp nếu có sẽ được xem xét, xử lý cụ thể nhưng không thể vì điều đó mà phủ nhận những giá trị có thật, có ý nghĩa trong tiến trình đổi mới giáo dục phổ thông” – PGS Nguyễn Xuân Thành nhấn mạnh.

Đánh giá đúng những phần học sinh thực làm

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học: Không thể phủ nhận giá trị có thật - Ảnh minh hoạ 2
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật là sân chơi cho mọi học sinh phổ thông trên phạm vi  toàn quốc.

7 lần tham gia trong vai trò là giám khảo Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, Tiến sĩ Trần Việt Hồng (Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng: Sáng tạo là lĩnh vực không phân biệt tuổi tác. Trên thế giới đã ghi nhận nhiều trường hợp nhà sáng chế từ tuổi thiếu niên.

Louis Braille, 10 năm sau khi bị mù lúc 3 tuổi, đã sáng chế ra hệ thống chữ nổi Braille mà chúng ta sử dụng đến ngày nay. 191 năm sau, Shubham Banerjee chế tạo được máy in chữ nổi Braille ở tuổi 12 chỉ với 5 USD cho phần cứng, trong khi các máy đang bán trên thị trường với giá 2.000 USD. Đề tài đạt giải đặc biệt ISEF năm 2019 trị giá 75.000 USD của học sinh Krithik Ramesh 16 tuổi.

Nếu chỉ nhìn tên đề tài “Sử dụng thị giác máy tính và hệ thống học máy để điều hướng thời gian thực và hỗ trợ phẫu thuật tái tạo cột sống”, nhiều tiến sĩ, bác sĩ chắc cũng cảm thấy khó tin. Thực ra  Krithik Ramesh sử dụng hệ thống HoloLens của Microsoft, có áp dụng vào trong phẫu thuật tái tạo cột sống như tên đề tài.

Nhưng phần chính để đánh giá tính sáng tạo là giải thuật kết hợp hiển thị hình ảnh theo thời gian thực cho bác sĩ phẫu thuật thấy, để hỗ trợ cho việc phẫu thuật với độ chính xác  98,6% và độ chính xác phép đo 1,33. Nếu đọc nội dung đề tài sẽ thấy sự sáng tạo đó là không quá sức với một học sinh và tên đề tài cũng không sai.

“Vấn đề không phải là đề tài có vượt quá lứa tuổi hay không mà là học sinh thực sự nghiên cứu vấn đề gì”. Nhấn mạnh điều này, theo Tiến sĩ Trần Việt Hồng, một đề tài có thể chia thành nhiều vấn đề nhỏ, và chỉ cần học sinh thực sự có ý tưởng, nghiên cứu, thực nghiệm, chứng minh ở một vấn đề nhỏ thôi cũng đã được đánh giá cao.

“Ban giám khảo chúng tôi có nhiệm vụ phỏng vấn trực tiếp, độc lập (5 người cho mỗi đề tài) để đánh giá đúng những chỗ nào học sinh thực sự làm, và mức độ sáng tạo trong cả đề tài lớn, chứ không đánh giá toàn bộ đề tài lớn.

Tiêu chí cuộc thi, theo sát tiêu chí chấm của Intel ISEF, cũng đã phân định rõ vấn đề này: Đánh giá năng lực học sinh, chứ không phải đánh giá đề tài. Trong tiêu chí chấm có đến 20/100 điểm là dành cho tính sáng tạo” - Tiến sĩ Trần Việt Hồng cho hay.

Tên đề tài tương tự nhau là bình thường

Liên quan đến dự án tại Ninh Bình, TS Trần Việt Hồng cho biết: Ban giám khảo đã phân tích kỹ và thấy rõ sự khác biệt ngay từ cách đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu. Từ đó dẫn đến cách thức giải quyết vấn đề, các bộ phận, thiết bị, và đặc biệt trong lĩnh vực hệ thống nhúng mà dự án tham dự, cấu trúc bộ điều khiển cùng lưu đồ giải thuật là mới hoàn toàn.

Cũng theo Tiến sĩ Trần Việt Hồng, một đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật, không phân biệt lứa tuổi của nhà nghiên cứu, rất ít khi giải quyết một vấn đề hoàn toàn mới, mà hầu hết đều phát triển tiếp từ các nghiên cứu sẵn có (có thể là đề tài trước đó của chính bản thân nhà nghiên cứu hoặc của người khác).

Đó gọi là “fill the gap”; nghĩa là giải quyết một (vài) vấn đề nhỏ ở trong đề tài mà người khác chưa giải quyết hoặc chưa giải quyết tốt.

“Vì cùng một loại vấn đề cần giải quyết nên khi đặt tên, bị giới hạn trong số chữ nhất định, đương nhiên tên đề tài có thể gần như tương tự nhau, hoặc thậm chí giống nhau, tương tự việc hai cặp vợ chồng khác nhau nhưng đặt tên cho con trùng nhau vậy”.

Đưa ví von này, Tiến sĩ Trần Việt Hồng cho rằng: Đặt tên đề tài vì thế đôi khi cũng cần chút sáng tạo, để vừa phải nêu được vấn đề chính cần giải quyết, vừa phải nêu được tính mới của đề tài, tránh trùng lặp.

Tuy nhiên, đặt tên hay đến thế nào cũng không thể chỉ nhìn vào tên mà xét được tầm vóc và thậm chí đánh giá luôn học sinh làm đề tài đó là trình độ cỡ tiến sĩ, giáo sư. Nó giống như việc nhìn vào cái tên Hoàng Nam Dũng thì đoán là thanh niên tướng tá cao to, dũng cảm trong khi thực chất lại là một cô gái mảnh khảnh.

Nói về việc đoạt giải, trong cuộc thi mang tính cạnh tranh, đề tài tốt hơn sẽ đạt giải cao hơn. Nhấn mạnh điều này, theo Tiến sĩ Trần Việt Hồng, đánh giá tốt hơn là tương đối với những đề tài dự thi trong cùng đợt thi nên không thể so sánh giữa các đề tài trong các năm thi khác nhau được.

“Có học sinh ở Kon Tum, nổi tiếng trên truyền thông, tôi rất ấn tượng vì 4 năm liên tục làm giám khảo đều gặp em đó dự thi, mỗi năm một đề tài khác nhau, nhưng chưa bao giờ được giải Nhất. Tôi thấy rất tiếc vì nếu em đó tập trung phát triển một sản phẩm ngày càng hoàn thiện sẽ tốt hơn rất nhiều” - TS Trần Việt Hồng chia sẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập505
  • Hôm nay19,045
  • Tháng hiện tại297,175
  • Tổng lượt truy cập51,653,134
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944