Để thầy, cô giáo an tâm đứng lớp

Thứ sáu - 16/11/2018 01:58 426 0
GD&TĐ - Sau phần thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) - ngày 15/11, bên lề Quốc hội, đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết (đoàn TPHCM) đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Giáo dục & Thời đại về một số điểm mới của dự thảo Luật này.
Để thầy, cô giáo an tâm đứng lớp

* Sáng 15/11, thảo luận tại Hội trường, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo, trong đó có quy định về nâng chuẩn giáo viên mầm non từ trung cấp lên sư phạm. Bà có nhận xét gì về quy định này?

- Tôi ủng hộ quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được đề cập trong dự thảo Luật; trong đó có chính sách nâng chuẩn giáo viên mầm non từ trung cấp lên cao đẳng sư phạm. Tuy nhiên, Quốc hội, Chính phủ cần có lộ trình rất cụ thể, cần dành ngân sách để hỗ trợ cho đội ngũ giáo viên hiện tại được nâng chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu đề ra.

Theo tôi, việc nâng chuẩn trình độ giáo viên phải được thực hiện kiên quyết và phải đạt được chất lượng mà mình mong muốn. Các chính sách, chủ trương này phải được công khai một cách rõ ràng, đầy đủ để giáo viên an tâm và có sự sắp xếp kế hoạch của bản thân cho việc học tập, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu về chuẩn. Tất nhiên, đến thời điểm nhất định nếu giáo viên không đạt chuẩn thì phải có những biện pháp hỗ trợ khác để họ chuyển đổi nghề nghiệp hoặc nghỉ chế độ sớm.

* Vấn đề lương, chế độ đãi ngộ nhà giáo cũng được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tại nghị trường. Vậy cá nhân bà có bình luận gì về vấn đề này?

- Tôi cho rằng, song song với việc nâng chuẩn trình độ giáo viên, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến thu nhập của đội ngũ hiện nay. Làm sao để các thầy, cô giáo đang đứng lớp và đội ngũ quản lý giáo dục của chúng ta an tâm với công việc của mình.

Phải tạo điều kiện để các thầy, cô giáo thoải mái khi dành toàn bộ thời gian của mình cho việc soạn giáo án, tổ chức các hoạt động giáo dục bổ trợ, nghiên cứu giảng dạy nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Nếu như các thầy, các cô bị chi phối quá nhiều vào việc lo “cơm áo, gạo tiền”, thì chất lượng giảng dạy sẽ hạn chế.

Việc giáo viên phải dạy thêm, hoặc ép học sinh học thêm có xuất phát từ nguyên nhân thu nhập thấp của giáo viên. Tất nhiên số giáo viên đó không nhiều, không phải là phổ biến. Nếu chúng ta giải quyết được bài toán thu nhập cho đội ngũ thì câu chuyện về dạy thêm, học thêm sẽ không còn.

Để thầy, cô giáo an tâm đứng lớp - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa/ Internet

* Nhiều người đề nghị nên luật hóa vấn đề tiền lương giáo viên trong Luật Giáo dục (sửa đổi), còn quan điểm của bà thì sao?

- Đây cũng là vấn đề mà tôi rất quan tâm hiện nay. Phải khẳng định rằng, chúng ta đã có chủ trương về vấn đề này, ngay tại Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT cũng đã khẳng định: Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

 Để giáo viên dạy học tốt, bắt buộc họ phải dành tâm sức của mình để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Họ phải suy nghĩ, soạn giáo án và giáo trình như thế nào, cách truyền đạt ra sao để đạt hiệu quả cao nhất. Vì thế đừng để giáo viên phải bận tâm quá nhiều vào chuyện thu nhập, lo “cơm áo gạo tiền”.
Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết 

Bản thân tôi thấy rằng, chủ trương chung rất đầy đủ, nhưng khi đi vào thực tế nếu như chỉ sống bằng lương và với cách tính lương như hiện nay thì quả thật ở một số khu vực, một số vùng miền giáo viên của chúng ta gặp rất nhiều khó khăn. Bởi vì hệ thống lương của chúng ta hiện nay không cao. Nếu như hai vợ chồng cùng làm giáo viên và có hai đứa con đang đi học thì tôi nghĩ gia đình giáo viên đó sẽ gặp khó khăn.

Vì thế, tôi vẫn mong muốn, trong Luật Giáo dục (sửa đổi) lần này có một nội dung liên quan đến chính sách tiền lương của giáo viên. Tôi vẫn luôn mong muốn điều đó, còn cụ thể chi tiết như thế nào thì chắc chắn rằng Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ quốc hội và Chính phủ sẽ xem xét, cân đối trong khả năng ngân sách của mình.

Quan điểm chăm lo cho giáo viên cả vật chất lẫn tinh thần đã được nêu rất rõ trong các chủ trương, nghị quyết hoặc đề án. Thực tiễn giáo viên cũng đã được quan tâm đãi ngộ bằng các chế độ, chính sách phụ cấp nhưng tôi vẫn cảm thấy nó chưa được như mong muốn. Vì thế nếu được cụ thể hóa vào trong Luật sẽ rất tốt, góp phần hiện thực các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và về đội ngũ nhà giáo.

Xin cảm ơn bà!

Tác giả bài viết: Quế Minh (ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập498
  • Hôm nay19,483
  • Tháng hiện tại297,613
  • Tổng lượt truy cập51,653,572
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944