Đề xuất chuyển vai trò quản lý Nhà nước hệ cao đẳng về Bộ GD&ĐT (bài 1)

Thứ ba - 11/05/2021 10:33 279 0
GD&TĐ - Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng với cách làm hiện nay, đào tạo cao đẳng đã bị tách ra khỏi bậc giáo dục đại học để quy về một bậc học không có trong thực tế.
Đề xuất chuyển vai trò quản lý Nhà nước hệ cao đẳng về Bộ GD&ĐT (bài 1)

Vì thế, Hiệp hội này đề xuất chuyển vai trò quản lý Nhà nước hệ đào tạo cao đẳng từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bài 1: Quốc tế không có “bậc giáo dục nghề nghiệp”

Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã gửi đề xuất của mình tới Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thường trực Chính phủ. “Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế” do
UNESCO ban hành không có khái niệm “bậc giáo dục nghề nghiệp” như ở Việt Nam.

“Điểm nghẽn” cản trở phát triển nguồn nhân lực

Trong công văn, Hiệp hội nêu: Vài thập niên gần đây, Việt Nam đã thống nhất một đầu mối quản lý toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Quản lý Nhà nước về giáo dục nhà trẻ và mẫu giáo, phổ thông, trung học chuyên nghiệp và đại học được tập trung vào một đầu mối là Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nó đặt nền móng cho việc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý giáo dục tinh gọn, không chồng chéo, hiệu quả.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 công tác quản lý Nhà nước đối với hệ cao đẳng không còn do Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm. Việc này tạo “điểm nghẽn” cản trở phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và phát triển nguồn nhân lực.

Lý giải về việc cần thiết phải chuyển hệ cao đẳng về Bộ Giáo dục quản lý, Hiệp hội cho rằng, theo thông lệ chung hiện nay, để đáp ứng hội nhập quốc tế các nước cần tuân theo “Phân loại giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế” do

UNESCO ban hành. Phiên bản mới nhất là ISCED-2011, được ban hành năm 2011, có hiệu lực trên toàn thế giới từ 2014, cho tất cả thành viên UNESCO, trong đó có Việt Nam. Điều này để xác định trình độ của các chương trình giáo dục và đào tạo cụ thể.

Theo Hiệp hội, dựa vào tài liệu này ta có thể xác định được các chương trình giáo dục của quốc gia này, quốc gia kia có tương đương với nhau hay không? Có phù hợp với thông lệ quốc tế hay không?

Theo đó, ISCED 2011 được chia thành 9 cấp độ. Cụ thể, cấp độ 0 cho giáo dục mầm non. Cấp độ 1 cho tiểu học. Cấp độ 2 cho trung học bậc thấp, tách ra theo hai luồng là trung học cơ sở dành cho giáo dục phổ thông và một luồng theo hướng dạy nghề được gọi là sơ học nghề.

Cấp độ 3 cho trung học bậc cao (bên giáo dục phổ thông là trung học phổ thông, còn nhánh theo hướng nghề là trung học nghề). Cấp độ 4 cho giáo dục sau trung học, nhưng chưa phải đại học. Cấp độ 5 cho cao đẳng. Cấp độ 6 cho trình độ cử nhân và tương đương. Cấp độ 7 cho thạc sĩ. Cấp độ 8 cho tiến sĩ.

Cũng theo ISCED - 2011, các cấp độ 2, 3 thuộc về bậc giáo dục trung học. Các cấp độ 5, 6, 7 và 8 thuộc về bậc giáo dục đại học. Không có khái niệm “bậc giáo dục nghề nghiệp” như ở Viêt Nam.

Căn cứ vào đó có thể thấy các chương trình thuộc hệ cao đẳng – cấp độ đầu tiên của giáo dục đại học - đều thuộc cấp độ 5 theo ISCED-2011 và thường được thiết kế nhằm cung cấp cho nguời học các kiến thức, kỹ năng và năng lực chuyên nghiệp.

Thông thường, những chương trình này có các nội dung định hướng thực hành, gắn với đặc thù nghề nghiệp và chuẩn bị cho người học bước vào thị trường lao động. Tuy nhiên, những chương trình này cũng mở ra con đường chuyển tiếp/liên thông lên các chương trình giáo dục đại học khác (các cấp độ 6, 7 và 8). Để vào học các chương trình thuộc bậc giáo dục đại học người học bắt buộc phải hoàn thành cấp độ 3 (trung học phổ thông hoặc tương đương).

Ngoài ra, mỗi cấp độ có các tiêu chí đánh giá bằng số năm học tích lũy, cấu trúc nội dung chương trình, hướng liên thông… Phải hoàn thành đầy đủ tất cả các tiêu chí trên thì người học mới được cấp văn bằng tương ứng với cấp độ (ví dụ, bằng trung học phổ thông, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, bằng cử nhân...);

Nếu chỉ hoàn thành một phần các tiêu chí thì trong trường hợp đó người học thường chỉ được cấp các chứng chỉ/bằng nghề nghiệp (ví dụ: Bằng trung cấp y, bằng giáo viên trung học cơ sở 10+3, bằng cao cấp ngân hàng, bằng kỹ thuật viên cao cấp, bằng trung cao cơ điện...). Theo Hiệp hội, ở Việt Nam hiện đang còn lẫn lộn quy định này.

Hệ lụy không mong đợi

Nói về công tác đào tạo hệ cao đẳng và quản lý Nhà nước các cơ sở đào tạo này ở Việt Nam, Hiệp hội cho rằng: Từ khi có Luật Giáo dục nghề nghiệp (cuối 2014) ranh giới giữa giáo dục nghề với giáo dục chuyên nghiệp được che khuất bởi quan niệm “giáo dục nghề nghiệp” là “một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng…”.

Sự dịch chuyển trên dẫn tới các cơ sở giáo dục cao đẳng không được coi là cơ sở giáo dục đại học, quản lý giáo dục nghề nghiệp bị chia sẻ. Các cơ sở giáo dục phổ thông, các đại học, các trường đại học, các trường cao đẳng sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý Nhà nước, phần còn lại thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Việc này đem đến nhiều hệ lụy không mong đợi.

Luật Dạy nghề năm 2006 quy định dạy nghề gồm sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề với mục tiêu “đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo” (Điều 4).

Năm 2014, Luật Gíáo dục nghề nghiệp thay cho Luật Dạy nghề. Các trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề viết lại thành trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.

Dẫu vậy, mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp vẫn viết theo Luật Dạy nghề năm 2006. Trong khi đó, mục tiêu cụ thể của trình độ cao đẳng được thiết kế theo cấu trúc “cộng dồn” với mục tiêu của các trình độ sơ cấp và trình độ trung cấp (Điều 4) mà không theo cấu trúc “đồng tâm”.

Về bản chất trình độ cao đẳng trong Luật Giáo dục nghề nghiệp thường là giáo dục sau trung học nhưng chưa phải là giáo dục đại học. Nó chỉ tương đương cấp độ 4 hoặc cấp độ thấp hơn của ISCED-2011.

Trong khi đó các chương trình cao đẳng “đích thực” phải được thiết kế nhất quán theo hướng nâng cao học vấn để bảo đảm tương đương cấp độ 5 của ISCED-2011

- cấp độ đầu tiên thuộc giáo dục đại học, như chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo trước đấy.

Hiệp hội cho rằng, việc nhầm lẫn mục tiêu đào tạo dẫn tới quy định hợp nhất giữa Giáo dục nghề với Giáo dục chuyên nghiệp để thành “Giáo dục nghề nghiệp” theo kiểu “đào tạo nghề” dẫn tới méo mó cơ cấu, “thủ tiêu” nguồn nhân lực cần cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập751
  • Hôm nay34,002
  • Tháng hiện tại312,132
  • Tổng lượt truy cập51,668,091
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944