Đề xuất học hết THCS, học sinh được lên thẳng trình độ cao đẳng

Thứ bảy - 25/05/2019 08:16 352 0

Đề xuất học hết THCS, học sinh được lên thẳng trình độ cao đẳng

GD&TĐ - Nhiều đại biểu đề nghị làm rõ tính chất mở, liên thông, phân luồng và bổ sung chính sách, cơ chế để thực hiện phân luồng, liên thông. Cũng có có ý kiến đề nghị học sinh học hết THCS được học lên thẳng trình độ cao đẳng.

Về vấn đề này, Báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nêu: Nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ trong Luật về Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam, không giao Thủ tướng Chính phủ quyết định; làm rõ tính chất mở, liên thông, phân luồng và bổ sung chính sách, cơ chế để thực hiện phân luồng, liên thông; quy định chuẩn đầu vào đối với các ngành nghề đặc thù.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam để tạo điều kiện cho quá trình liên thông giữa các cấp đào tạo và các hệ thống đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.

Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân cụ thể hóa các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân; Khung trình độ quốc gia Việt Nam quy định cấu trúc bậc trình độ và chuẩn đầu ra của các cấp học, trình độ đào tạo, thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với các trình độ của giáo dục nghề nghiệp (GDNN), giáo dục đại học (GDĐH).

Tuy nhiên, việc quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với các trình độ của GDNN, GDĐH đòi hỏi cụ thể, chi tiết, vì vậy Luật chỉ nêu nguyên tắc và giao Thủ tướng Chính phủ quy định để tạo sự linh hoạt trong triển khai thực hiện.

UBTVQH đề nghị xin được giữ như quy định trong Dự thảo Luật (Điều 6).

Về tính chất “mở”, “liên thông” và mục tiêu “hướng nghiệp”, “phân luồng” của hệ thống giáo dục quốc dân, Dự thảo Luật đã bổ sung một số điều khoản quy định cụ thể về hướng nghiệp, phân luồng (Điều 9) và liên thông (Điều 10), làm rõ khái niệm, nguyên tắc và cơ chế liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo, tạo hành lang pháp lý để triển khai thực hiện trong thực tiễn, bảo đảm cơ hội học tập, phát triển bình đẳng cho mọi người.

Về chuẩn đầu vào đối với các ngành nghề đặc thù: Tiếp thu ý kiến đại biểu, Dự thảo Luật quy định “Ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, ngành nghề đặc thù, có cấp chứng chỉ hành nghề thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục đại học” (Điều 117).

Có ý kiến đề nghị học sinh học hết THCS được học lên thẳng trình độ cao đẳng.

UBTVQH cho rằng, chúng ta đang thực hiện chủ trương phân luồng sau THCS, phấn đấu tăng tỷ lệ học sinh vào học GDNN để đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Vì vậy, cần có cơ chế khuyến khích người học phân luồng sang GDNN, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Hiện nay, theo quy định của Luật GDNN, người học trình độ trung cấp có bằng tốt nghiệp THCS, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, để làm rõ hơn về cơ chế liên thông, tạo thuận lợi cho người học được học liên thông và giải quyết vấn đề phân luồng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, chuẩn đầu ra, Dự thảo Luật quy định người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở các cấp học, trình độ khác cùng ngành nghề hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phù hợp với yêu cầu nội dung tương ứng, trên cơ sở đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng và chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam (Điều 10);

Bổ sung quy định "Học sinh trong cơ sở GDNN được học khối lượng kiến thức văn hóa THPT” (Điều 28) để tạo điều kiện cho người tốt nghiệp THCS học trung cấp có đủ điều kiện khi liên thông lên cao đẳng.

Đồng thời, giao Chính phủ quy định quy trình liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân (Điều 10) để bảo đảm tính khả thi trong triển khai thực hiện.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập673
  • Hôm nay40,513
  • Tháng hiện tại318,643
  • Tổng lượt truy cập51,674,602
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944