Đề xuất mức phụ cấp của giáo viên mầm non - giải bài toán thiếu giáo viên

Thứ ba - 03/11/2020 03:10 446 0
GD&TĐ - Trong Đề án trình Chính phủ về thang bảng lương mới, Bộ GD&ĐT đề xuất mức phụ cấp của giáo viên mầm non (GVMN) là 36%. Theo đó, ước tính GVMN mới ra trường sẽ được khoảng 8 triệu đồng mỗi tháng.
Đề xuất mức phụ cấp của giáo viên mầm non - giải bài toán thiếu giáo viên

Thông tin trên được nhà giáo, đặc biệt GVMN đón nhận bởi xứng đáng với công sức, cống hiến của đội ngũ.

Đời sống GVMN còn bấp bênh

Những năm gần đây, cấp học GDMN không còn bị xem nhẹ là nơi “trông trẻ” mà đã được coi là nơi xây dựng nền tảng nhân cách con người, trở thành một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Xã hội và ngành Giáo dục đòi hỏi cao hơn ở những cô giáo MN. GVMN đã phải vận dụng hết tốc lực để có được trình độ, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mới. Nhưng sự cố gắng dường như mới dừng lại ở phía họ, trong khi các chế độ chính sách cho GVMN, cô nuôi mầm non còn chậm đổi mới, đẩy họ phải đối mặt với nghịch lý làm nhiều, hưởng ít, đời sống bấp bênh, nhọc nhằn…

Một ngày của các cô giáo mầm non thường từ 6 giờ 30 phút đến 7 giờ, khởi đầu bằng vệ sinh phòng học. Tới giờ ăn sáng, mỗi cô phụ trách hơn 20 cháu, có khi đông hơn. Trường nào tổ chức ăn sáng cho trẻ,  các cô có nhiệm vụ xúc cho trẻ ăn hết trước 8 giờ. 8 giờ 15 phút chuyển sang hoạt động thể dục, rồi học bài theo chương trình. 10 giờ 30 phút, các cô kê dọn bàn ghế, bê cơm cho bữa trưa. Nếu có trẻ nôn ói các cô phải lau sàn, vệ sinh cho trẻ, giặt giũ, ít nhất cũng 30 phút. 2 tiếng ngủ trưa của trẻ, các cô tranh thủ làm dụng cụ học tập vì gần như học phẩm trong trường mầm non đều là “cây nhà lá vườn”. 3 tiếng còn lại của buổi chiều, cô vừa phải giúp trẻ ôn lại bài học buổi sáng, vừa cho trẻ ăn bữa phụ. Sát giờ về thì chải tóc cho từng cháu, cho trẻ đi vệ sinh rồi lau chùi phòng học, kê lại bàn ghế, thu gom đồ chơi. 16 giờ - 16 giờ 30 phút trả trẻ nhưng nhiều cha mẹ gần 18 giờ  mới tới đón. Chỉ đến khi các con về hết, cô mới tan làm. Tối về các cô lại cặm cụi soạn bài cho ngày hôm sau.

Cô Lê Hạnh – GV trường MN công lập của Hà Nội bộc bạch: Hồi mới nhận việc ở trường, tôi thực sự sốc vì sĩ số học sinh quá đông, gần 60 em/lớp, trong khi trường sư phạm dạy học cho chúng tôi chỉ hướng dẫn cách nuôi dạy và quản 30 HS/lớp học theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

 Lớp học thì chật chội, HS đông, mỗi trẻ một kiểu, bé thì kêu khóc, bé  nghịch ngợm phá phách, nhiều bé còn ói mửa ra lớp học, ị ra quần… Chúng tôi chóng mặt để xoay xở với những tình huống dở khóc, dở cười diễn ra hàng ngày. 

Đề xuất mức phụ cấp của giáo viên mầm non - giải bài toán thiếu giáo viên - Ảnh minh hoạ 2
Cô giáo MN tận tình chăm sóc trẻ.

Thu nhập thỏa đáng, giải quyết bài toán thiếu GVMN

Nói về đề xuất mức phụ cấp của GVMN là 36%, bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho hay: “Mức phụ cấp đề xuất này là phù hợp, bởi trong các cấp học, GVMN vất vả nhất khi mỗi ngày làm việc từ 10 đến 14 tiếng, trong khi lương thấp và thu nhập tăng thêm gần như không có. Có chế độ phụ cấp ưu đãi phù hợp sẽ là cơ sở để GVMN yên tâm công tác”.

Theo cô Nguyễn Thu Thùy -  Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo MN B Hà Nội, phụ cấp cho GVMN được nâng lên hoàn toàn thỏa đáng, phù hợp với sức lao động các cô giáo bỏ ra hàng ngày, hàng giờ để chăm sóc, nuôi dạy trẻ an toàn, chất lượng. Phụ cấp tăng  bảo đảm điều kiện sống hiện nay, giúp các trường MN có đội ngũ GV đủ về số lượng và chất lượng…

Hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao, 39 GV của Trường Mẫu giáo MN B “căng mình” để chăm sóc và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng cao. Mặc dù được ngành và nhà trường quan tâm tạo điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng với mức thu nhập thấp, công việc nhiều áp lực, nhiều GV phải nỗ lực để “bám trụ” với nghề.

Bà Hoàng Thanh Hương -  Trưởng phòng GDMN, Sở GD&ĐT Hà Nội nhận định: Trước những đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc giáo dục, đào tạo nói chung và của cấp học MN nói riêng, chúng ta luôn trăn trở làm sao để có đội ngũ nhà giáo giỏi về trình độ, nghiệp vụ; có đạo đức tốt, phong cách đẹp… Chính vì vậy, các cô giáo đã và đang không ngừng nỗ lực học tập nâng cao trình độ, nghiệp vụ, nhiều cô có bằng đại học, thạc sĩ, có nhiều kinh nghiệm, đổi mới, sáng tạo trong dạy và học. Tuy nhiên, thời gian làm việc kéo dài trong ngày, áp lực luôn thường trực, thu nhập lại chưa tương xứng, liệu cô giáo mầm non có thể vừa “giỏi việc nước”, vừa “đảm việc nhà”?

Việc đề xuất mức phụ cấp của GVMN là 36% cho thấy sự quan tâm của Chính phủ ở góc độ phù hợp với thực tế, với trình độ đào tạo và công sức lao động của nhà giáo. Điều quan trọng là GVMN sẽ được hưởng mức thu nhập cụ thể  như thế nào để phù hợp với điều kiện sống thực tế hiện nay. Mức lương GVMN mới ra trường ra sao? Làm rõ điều này mới khích lệ, động viên họ yên tâm gắn bó với công việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ; đồng thời thu hút được sinh viên theo học sư phạm mầm non.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập732
  • Hôm nay38,309
  • Tháng hiện tại316,439
  • Tổng lượt truy cập51,672,398
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944