Địa phương nỗ lực “cán đích” nâng trình độ chuẩn giáo viên

Thứ năm - 14/01/2021 00:40 266 0
GD&TĐ - Lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên (GV) theo Nghị định của Chính phủ kéo dài đến năm 2030, nhưng một số địa phương nỗ lực để hoàn thành sớm hơn mốc thời gian này.
Địa phương nỗ lực “cán đích” nâng trình độ chuẩn giáo viên

Nỗ lực về đích sớm

Chia sẻ thực trạng về trình độ chuẩn của cán bộ quản lý (CBQL), GV tại Nghệ An tính đến 1/7/2020, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, cho biết: Với mầm non, số lượng thuộc diện phải nâng trình độ chuẩn là 244 người (tỉ lệ 2% ). Ở tiểu học, số GV phải nâng trình độ chuẩn là 1.378 người (10%); trong đó, 1.331 người có trình độ CĐ, 47 người trình độ trung cấp. Ở THCS, số GV phải nâng trình độ chuẩn là 277 (tỉ lệ 2%). Địa phương ưu tiên GV đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 71 tham gia đào tạo trước. Với tiểu học, THCS, ưu tiên GV dạy Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tham gia đào tạo.

“Dự kiến, toàn bộ GV mầm non, THCS phải nâng trình độ chuẩn của Nghệ An sẽ được cử đi đào tạo trong năm 2022. Cụ thể, năm 2021, 147 GV mầm non, 414 GV tiểu học, 167 GV THCS được cử đi đào tạo nâng chuẩn. Năm 2022, cử đi đào tạo những GV phải nâng trình độ chuẩn còn lại của mầm non, THCS và 276 GV tiểu học. Theo kế hoạch, đến 2025, toàn bộ GV tiểu học sẽ được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn. Phấn đấu đến hết ngày 31/12/2025, 100% GV mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm (SP); 50% GV tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân; 100% GV THCS đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân” – ông Thái Văn Thành cho hay.

Tại Hải Dương, với việc nâng trình độ chuẩn GV, UBND tỉnh đưa kế hoạch phấn đấu cán mốc vào năm 2025. Cụ thể, đến hết 31/12/2025, 100% GV mầm non đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp CĐSP mầm non trở lên; 100% GV tiểu học đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV tiểu học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm; 100% GV THCS đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm.

Phòng GD&ĐT Kiến Xương (Thái Bình) cũng yêu cầu các đơn vị cử cán bộ, GV đi đào tạo nâng trình độ chuẩn, bảo đảm: Năm 2021 cử tối thiểu 20% số GV chưa đạt chuẩn trình độ được tham gia đào tạo nâng chuẩn. Năm 2025, 100% cán bộ, GV trong đơn vị hoàn thành chương trình đào tạo chuẩn trình độ theo cấp học.

Tại Nam Định, Giám đốc Sở GD&ĐT Cao Xuân Hùng cho biết: UBND tỉnh đưa chỉ tiêu: Đến 31/12/2025, ít nhất 70% GV mầm non thuộc diện đào tạo nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp CĐSP; 80% GV tiểu học, 70% GV THCS thuộc diện đào tạo nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân. 100% CBQL giáo dục đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp đáp ứng trình độ chuẩn của cấp học theo quy định của Luật Giáo dục 2019. GV mầm non thuộc diện hợp đồng theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ưu tiên cử đi đào tạo và được cấp bằng tốt nghiệp CĐ trong năm 2020, 2021.

Không vì nâng chuẩn mà để thiếu GV

Thực hiện nâng trình độ chuẩn đào tạo GV, địa phương cần xây dựng kế hoạch, tiêu chí để cử GV đi đào tạo nâng trình độ chuẩn; bố trí, sắp xếp không thiếu GV giảng dạy.

Kế hoạch của các địa phương cũng bám sát yêu cầu này. Tại Nghệ An, cấp mầm non chỉ đạt bình quân 1,78 GV/1 lớp, tiểu học đạt 1,35 GV/1 lớp. Bên cạnh đó, GV phải thường xuyên tập huấn cập nhật, đổi mới phương pháp giảng dạy; GV tiểu học, THCS còn tham gia tập huấn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, việc cử GV đi học nâng trình độ đạt chuẩn sẽ khó khăn trong việc bố trí GV đứng lớp dạy thay khi GV đi học, ảnh hưởng chất lượng giáo dục.

Do đó, văn bản trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV mầm non, tiểu học, THCS giai đoạn 2020 - 2025 của Sở GD&ĐT Nghệ An nhấn mạnh: Lựa chọn GV phải phù hợp với thực trạng hiện có của cơ sở giáo dục, không để thiếu GV giảng dạy trong thời gian cử GV tham gia đào tạo. Hàng năm, phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu UBND cấp huyện xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, điều tiết phân công nhiệm vụ cho GV hợp lý giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn, bảo đảm nguyên tắc có đủ GV giảng dạy trong bối cảnh thiếu GV và tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học.

“Tôi cho rằng, bên cạnh thực hiện lộ trình đào tạo đạt chuẩn GV, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu tham mưu lộ trình tuyển dụng theo chuẩn đào tạo. Thực tế ở Nghệ An, từ 1/7/2020 đến nay, một số huyện không tuyển đủ GV tiểu học đạt chuẩn ĐH theo Luật Giáo dục 2019. Hầu hết các em tốt nghiệp CĐSP tiểu học tại Trường CĐSP Nghệ An chưa có điều kiện, chưa kịp hoặc chưa hoàn thành chương trình đào tạo ĐHSP tiểu học. Các trường ĐH đã tăng chỉ tiêu đào tạo ĐHSP tiểu học, nhưng phải 2, 3 năm nữa mới có SV ra trường. Điều này cũng tương tự với GV Tiếng Anh, Tin học. Đề nghị các trường CĐ chủ động liên kết với trường ĐHSP đào tạo liên thông trình độ ĐH cho số sinh viên được tuyển sinh và hiện đang được đào tạo tại trường, giúp các em đạt chuẩn trình độ đào tạo sau khi ra trường, bảo đảm quyền lợi cho sinh viên” – ông Thái Văn Thành đề xuất.

Còn với Nam Định, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Cao Xuân Hùng, UBND tỉnh yêu cầu cần bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho CBQL, GV phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học. Đồng thời, phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng của GV, kết hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ/nhóm chuyên môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường. CBQL, GV tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được hưởng 100% lương, các chế độ phụ cấp theo quy định; được bảo đảm các quyền và thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 71. Công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp nắm bắt thông tin thường xuyên giữa cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh xuống địa phương với cơ sở đào tạo và GV trong quá trình đào tạo nâng chuẩn cho GV được tăng cường để bảo đảm chất lượng đào tạo. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả đào tạo của từng năm, khóa, kịp thời điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc.

Đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo được nêu rõ tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP. Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo thực hiện từ ngày 1/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 1/7/2020 - 31/12/2025. Giai đoạn 2 từ 1/1/2026 - 31/12/2030.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập863
  • Hôm nay54,549
  • Tháng hiện tại332,679
  • Tổng lượt truy cập51,688,638
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944