Dịch bệnh kéo dài, phụ huynh nhiều nỗi niềm khi năm học mới cận kề

Thứ sáu - 13/08/2021 08:44 224 0
GD&TĐ - Dịch bệnh kéo dài, nhiều gia đình bị cắt giảm hoặc không có thu nhập, khiến nhiều phụ huynh ở Hà Nội lo lắng khi năm học mới đang đến cận kề.
Dịch bệnh kéo dài, phụ huynh nhiều nỗi niềm khi năm học mới cận kề

Trăn trở ngày tựu trường

Nhiều tháng nay, công việc buôn bán của gia đình anh Đỗ Duy Nam (Nam Từ Liêm – Hà Nội) gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Đặc biệt, thời gian này Hà Nội đang thực hiện giãn cách xã hội, cửa hàng phải đóng cửa theo quy định.

“Mặc dù tạm ngừng hoạt động, nhưng mỗi tháng vợ chồng tôi vẫn đóng hơn 20 triệu tiền thuê mặt bằng. Nếu dịch bệnh kéo dài, gia đình tôi phải trả lại cửa hàng vì không còn đủ vốn để duy trì”- anh Nam nói.

Nói về việc chuẩn bị năm học mới cho con, anh Nam cho biết, 2 con của anh đang theo học tại một trường tiểu học ngoài công lập trên địa bàn. Vừa qua, nhà trường đã ra thông báo về học phí năm 2021 – 2022 khiến vợ chồng anh không khỏi lo lắng. Theo đó, mỗi tháng tiền học phí trực tiếp tại trường dao động từ 5 – 9 triệu đồng, tùy thuộc vào hệ chất lượng cao (tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Anh quốc tế). Thời gian học trực tuyến, nhà trường sẽ giảm bớt tiền học phí.

“Dù học phí không thay đổi so với năm học 2020 – 2021. Nhưng vợ chồng tôi không khỏi trăn trở. Bởi, suốt thời gian dài dài công việc làm ăn bị trì hoãn do dịch bệnh, thu nhập không có”- anh Nam chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Hoàng Linh (Hoài Đức - Hà Nội) chia sẻ, chị mới nắm được thông tin Bộ GD&ĐT đang đề nghị giữ nguyên học phí. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế eo hẹp của gia đình hiện nay, nỗi lo học phí cho con bước vào năm học mới là điều không tránh khỏi.

“2 vợ chồng tôi đều là lao động tự do, ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều tháng nay chúng tôi không có nhiều việc. Hiện nay, Hà Nội lại đang giãn cách xã hội, khiến kinh tế gia đình lại càng trở nên khó khăn, những chi phí sinh hoạt đều phải cắt giảm tối đa. Dù học phí được giữ nguyên, nhưng vợ chồng tôi chưa biết phải xoay xở thế nào để có tiền đóng học cho con”- chị Linh tâm sự.

Không chỉ có học phí

Không chỉ lo các khoản đóng góp đầu năm cho các con, chị Nguyễn Thị Phương Thảo (Đông Anh – Hà Nội) cho biết, sắp tới vợ chồng chị dự định sẽ mua máy tính để con có thể học online.

“Vợ chồng tôi đều là công nhân, kinh tế của gia đình cũng không mấy khá giả. Dịch bệnh kéo dài, tới đây rất có thể các con sẽ phải học trực tuyến, nên gia đình đang dự định mua máy tính để thuận tiện cho việc học tập của con. Nhưng chưa biết phải vay mượn ở đâu, vì thời điểm này ai cũng khó khăn”- chị Thảo chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Đức Lượng – Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai (Hà Nội): Việc xây dựng kế hoạch thu chi đầu năm học, địa phương phải thực hiện theo chỉ đạo và hướng dẫn của UBND thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội.

Tuy nhiên, vừa qua Phòng GD&ĐT huyện đã có văn bản chỉ đạo các trường trên địa bàn, trong năm học mới nếu đưa ra vấn đề thu chi phải hết sức cân nhắc, vì dịch bệnh kéo dài, nhiều gia đình đang gặp khó khăn.

Bình thường, học phí sẽ tăng theo lộ trình, nhưng năm nay ảnh hưởng của dịch bệnh rất có thể sẽ khai giảng và học online. Đối với trường tư thục, việc đóng học phí theo thỏa thuận, nguyên tắc lấy thu bù chi. Nhưng với trường công lập, trường hợp phải học online sẽ không được thu học phí, vì giáo viên đã được hưởng lương của Nhà nước

“Không thể để tình trạng năm trước làm rồi, năm nay vẫn làm vậy, ở đây phải căn cứ vào thực tế. Bên cạnh đó, có nơi quản lý và sử dụng quỹ phụ huynh rất tốt, nhưng có chỗ lại núp bóng sử dụng sai mục đích, khiến dư luận bức xúc.

Do đó, chúng tôi đề nghị các trường khuyến cáo đến hội cha mẹ học sinh trong năm học tới không tổ chức vận động quỹ phụ huynh nếu không thật sự cần thiết. Các nhà trường nếu cần, phải tổ chức vận động tài trợ đúng theo quy định”- ông Lượng nói.

Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành và cơ sở giáo dục trên cả nước đề nghị giữ ổn định mức học phí trong năm học 2021 - 2022 như năm học trước để chia sẻ khó khăn do dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Bộ đã trình Chính phủ xem xét ban hành nghị định mới để thay thế nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2015 về quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.

Dự kiến, nghị định trên ban hành trong tháng 8/2021 và áp dụng trong năm học tới. Trong đó sẽ quy định mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo hướng giữ ổn định.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập708
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm707
  • Hôm nay39,751
  • Tháng hiện tại317,881
  • Tổng lượt truy cập51,673,840
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944