Ngành học nào thích ứng với cuộc cách mạng 4.0?

Thứ bảy - 14/08/2021 05:43 363 0
GD&TĐ - Mùa tuyển sinh năm nay, nhiều thí sinh quan tâm đến một số ngành liên quan đến tự động hoá, nhằm thích ứng với cuộc cách mạng 4.0.
Ngành học nào thích ứng với cuộc cách mạng 4.0?

Đòi hỏi người học năng động và sáng tạo

Theo TS Ngô Trí Dương – Trưởng Bộ môn Tự động hóa (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), trong số các ngành học thuộc khối kỹ thuật, thì Điều khiển và Tự động hóa được đánh giá “Ngành học nâng tầm cuộc sống".

Đây là ngành có nhu cầu tuyển dụng cao, vì các hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất, ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… Tự động hóa để nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội.

Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hóa là ngành học ứng dụng các kỹ thuật về Cơ - điện tử, kỹ thuật điều khiển và kỹ thuật máy tính vào việc vận hành và điều khiển quá trình sản xuất.

Người học được đào tạo chuyên sâu về các phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong các hệ thống điều khiển tự động, nghiên cứu các thuật toán điều khiển hiện đại, sử dụng các bộ điều khiển, cơ cấu chấp hành kết nối lại tạo thành một hệ thống nhằm mục đích tự động hóa các quy trình công nghệ sản xuất.

Ngành học nào thích ứng với cuộc cách mạng 4.0? - Ảnh minh hoạ 2
Hệ thống điều khiển kết nối mạng toàn cầu.

Sau khi tốt nghiệp, người học có khả năng làm việc được trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa tại cơ quan công lập, doanh nghiệp và tổ chức sử dụng các kiến thức và kỹ năng thu nhận được từ chương trình đào tạo.

Đồng thời, đóng góp vào những tiến bộ của khoa học và quản lý sản xuất về kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát hiện và giải quyết vấn đề mới.

Ngoài ra, người học có thể theo đuổi học tập bằng cấp cao hơn; phát triển sự nghiệp để trở thành chuyên gia, nhà quản lý, lãnh đạo; quản lý chương trình và hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Trở thành công dân có phẩm chất chính trị, có đạo đức nghề nghiệp tốt, yêu nghề, năng động và sáng tạo.

Ngành học nào thích ứng với cuộc cách mạng 4.0? - Ảnh minh hoạ 3
Robot tự động phát hiện sâu bệnh và chăm sóc cây trồng.

Nhiều cơ hội và vị trí việc làm khác nhau

Tuy nhiên, theo TS Ngô Trí Dương, học ngành này đòi hỏi sinh viên cần đạt về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm như: Vận dụng tư duy phản biện, sáng tạo giải quyết các vấn đề kỹ thuật của ngành. Làm việc nhóm và lãnh đạo nhóm làm việc đạt mục tiêu đề ra…

“Trong chương trình đào tạo, người học sẽ được đào tạo chuyên sâu về các kỹ thuật điều khiển và hệ thống tự động với các học phần như: trí tuệ nhân tạo, IoT và ứng dụng, cảm biến y sinh, xử lý ảnh và kỹ thuật robot; các hệ thống điều khiển từ xa kết nối mạng toàn cầu.

Đồng thời, được tiếp cận phương pháp và kỹ thuật được sử dụng trong các hệ thống điều khiển tự động, nghiên cứu các thuật toán điều khiển hiện đại; sử dụng các bộ điều khiển, cơ cấu chấp hành kết nối lại tạo thành một hệ thống nhằm mục đích tự động hóa các quy trình công nghệ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, cùng nhiều kỹ năng nghề nghiệp khác” - TS Ngô Trí Dương trao đổi.

Ngành học nào thích ứng với cuộc cách mạng 4.0? - Ảnh minh hoạ 4
Sinh viên và giảng viên tham gia hoạt động tại cơ sở sản xuất - thời điểm chưa có dịch Covid-19.

Cũng theo TS Ngô Trí Dương, sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa, tân kỹ sư có nhiều cơ hội việc làm ở với nhiều vị trí công việc khác nhau như:

Cán bộ kỹ thuật trong phòng giám sát, điều khiển trung tâm; Phòng công nghệ tự động điều khiển các dây truyền sản xuất tự động trong các nhà máy…

Cán bộ quản lý, vận hành bảo trì các hệ thống tay máy công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây truyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử…

Ngành học nào thích ứng với cuộc cách mạng 4.0? - Ảnh minh hoạ 5
Sinh viên trong ngày tốt nghiệp ra trường - thời điểm chưa có dịch Covid-19.

Cán bộ kinh doanh, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực điều khiển và tự động hoá trong và ngoài nước; Cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cho các viện nghiên cứu và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực điều khiển và tự động hoá.

“Trong xu thế thay đổi nhận thức về lựa chọn ngành nghề học tập phù hợp và nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực khối kỹ thuật, xã hội hiện đại chú trọng việc vận dụng trí tuệ, năng lực của các kỹ sư để “làm chủ” sự đổi mới và đa dạng của các dây truyền sản xuất, thay cho lao động chân tay của thời đại cũ.

Đặc biệt, xã hội đang đứng trước nguy cơ thừa nguồn nhân lực thuộc khối ngành kinh tế, xã hội, thì ngành Điều khiển và Tự động hóa là một trong những lựa chọn hàng đầu dành cho các bạn trẻ đam mê khoa học công nghệ. Quan trọng hơn, là tìm cho mình một công việc phù hợp và không ngừng phát triển”.

TS Ngô Trí Dương 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập831
  • Hôm nay49,394
  • Tháng hiện tại327,524
  • Tổng lượt truy cập51,683,483
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944