Dinh dưỡng học đường: Cho trẻ khởi đầu vững chắc

Chủ nhật - 08/05/2022 20:17 148 0
GD&TĐ - Bảo đảm dinh dưỡng trong bữa ăn học đường luôn được các trường quan tâm, chú trọng.
Dinh dưỡng học đường: Cho trẻ khởi đầu vững chắc

Không chỉ giúp trẻ ở lứa tuổi mầm non thay đổi thói quen ăn uống, đa dạng thực phẩm, tăng cường rau xanh, mà tại nhà trường, trẻ còn được tăng cường vận động, rèn kỹ năng ăn uống an toàn, lành mạnh.

Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng

Trường Mầm non Thượng Yên Công (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) có 235 học sinh với 65% trẻ người dân tộc thiểu số. Mặc dù nằm trên địa bàn còn nhiều khó khăn nhưng chế độ dinh dưỡng cho trẻ luôn được nhà trường đề cao.

Cô Hà Thị Điền - Hiệu trưởng nhà trường - cho hay: Trường có 2 khu, trong đó điểm trường trong Khe Sú với 100% học sinh là dân tộc thiểu số, nhưng đều có bếp ăn, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh.

Theo cô Điền, dựa theo phần mềm dinh dưỡng, nhà trường cân đối, định lượng, định tính cho mỗi bữa ăn của trẻ đủ chất. Trẻ mẫu giáo được ăn 2 bữa trong ngày trong đó có một bữa chính và một bữa phụ; trẻ nhà trẻ ăn 2 bữa chính và một bữa phụ. Khẩu phần ăn theo tuần, mùa đảm bảo đủ thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ, quả.

Ở Trường Mầm non Thượng Yên Công, thực phẩm cho bữa ăn của trẻ được công khai hàng ngày, từ số lượng, đến tên thực phẩm và các chất dinh dưỡng. Thức ăn sau khi nấu chín được chia theo lớp tương ứng số học sinh và độ tuổi.

Trường đặc biệt quan tâm đến vấn đề truyền thông dinh dưỡng cho phụ huynh học sinh.

Bên cạnh chế độ ăn uống, nhà trường phối hợp với trạm y tế địa phương khám sức khỏe định kỳ cho trẻ. Trường có 5 học sinh suy dinh dưỡng do sinh non, mắc bệnh từ nhỏ nên được quan tâm đặc biệt. Cùng với nhân viên y tế, giáo viên chủ nhiệm hàng tháng cân đo, thực hiện phác đồ cho trẻ ăn. Một năm 2 lần, nhà trường tổ chức ăn buffet (món ăn tự chọn) cho trẻ và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh.

Theo quy định của Viện Dinh dưỡng, năng lượng cần đạt của trẻ nhà trẻ là 930 – 1.000 Kcal/ngày, riêng ở trường đạt 600 - 651 Kcal/ngày (khoảng 60 - 70% nhu cầu). Với trẻ mẫu giáo, theo quy định năng lượng ở trường cần đạt là 615 - 726 Kcal/ngày (khoảng 50 - 55% nhu cầu cả ngày). Trường phấn đấu năng lượng cho trẻ là 680 Kcal/ngày, đạt 53,2% nhu cầu cả ngày.

Chia sẻ thông tin trên, cô Bùi Thị Thoa - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Phượng (quận Kiến An, TP Hải Phòng) - cho hay: Nhà trường có thêm 10 thực đơn món mới, đổi - đảo thường xuyên để bữa ăn đa dạng và đảm bảo dinh dưỡng. Bên cạnh việc quan tâm vấn đề dinh dưỡng cho trẻ tại trường, giáo viên còn xây dựng 5 video hướng dẫn phụ huynh chăm sóc con ở nhà.

Cũng theo cô Thoa, 100% trẻ tại trường được theo dõi cân đo theo biểu đồ tăng trưởng, khám sức khỏe định kỳ. Trẻ được chăm sóc giờ ăn, giấc ngủ chu đáo. Các lớp đảm bảo điều kiện về y tế trường học. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, nhà trường tăng cường rau, củ, quả và một số chế phẩm từ sữa trong bữa ăn cho trẻ. Trước đây, bữa ăn của trẻ chỉ có cơm, súp (thức ăn mặn chế biến dưới dạng súp), canh thì nay nhà trường thêm món rau củ xào hoặc luộc, quả tráng miệng…

Dinh dưỡng học đường: Cho trẻ khởi đầu vững chắc - Ảnh minh hoạ 2
Trường Mầm non Hoa Phượng, quận Kiến An, TP Hải Phòng có sân chơi rộng rãi đảm bảo sự phát triển thể chất cho trẻ.

Tăng cường hoạt động thể chất

Để trẻ có thể trạng tốt, đảm bảo sức khỏe phát triển theo đúng độ tuổi, theo cô Thoa ngoài việc chăm lo bữa ăn, khám sức khỏe định kỳ thì vấn đề tăng cường vận động cho trẻ là vô cùng cần thiết. “Khuôn viên sân trường rộng rãi với nhiều thiết bị, đồ chơi hiện đại phục vụ các hoạt động của trẻ. Nhiều tiết học thay vì ngồi trong lớp được giáo viên lồng ghép với hoạt động khám phá, ngoài trời để kích thích trẻ vận động, giảm tình trạng trẻ thừa cân, béo phì, giúp các em phát triển toàn diện”, cô Thoa cho hay.

Do dịch bệnh, ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý cho trẻ Trường Mầm non An Dương, quận Lê Chân (Hải Phòng) còn tập cho trẻ thói quen ăn uống an toàn, lành mạnh. Theo cô Dương Thị Hoàng Anh - Hiệu trưởng nhà trường, trẻ được dạy cách vệ sinh, khử khuẩn trước khi ăn, cởi bỏ khẩu trang đúng cách, không nói chuyện khi ăn và đeo khẩu trang mới sau khi ăn…

Bà Vương Thị Đào - Trưởng phòng Giáo dục Mầm non, Sở GD&ĐT Hải Phòng - chia sẻ: Theo khuyến nghị của Chương trình giáo dục mầm non, nhu cầu năng lượng tại trường mầm non chiếm 60 - 70% tổng số năng lượng cả ngày đối với trẻ nhà trẻ và 50 - 55% tổng số năng lượng cả ngày đối với trẻ mẫu giáo.

Để bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng học đường, đặc biệt nâng cao thể chất, sức đề kháng cho trẻ phòng, chống dịch Covid-19, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã chỉ đạo các phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục mầm non thực hiện nghiêm theo các quy định về bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 khi tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non. Các đơn vị phải thực hiện tốt công tác chăm sóc, đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Các nhà trường ký hợp đồng với nhà cung cấp thực phẩm có uy tín, trách nhiệm và chứng minh đủ giấy tờ về nguồn gốc thực phẩm, điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được các cấp có thẩm quyền xác nhận. Đảm bảo số bữa ăn, định lượng khẩu phần ăn, cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và khoáng chất theo nhu cầu độ tuổi…

Ngoài ra, các nhà trường chú trọng bồi dưỡng đội ngũ về nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Tăng cường tập huấn kỹ năng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; kỹ năng chế biến các món ăn phù hợp với điều kiện địa phương, nhu cầu của trẻ và chế độ dinh dưỡng. Đặc biệt, các trường chú ý tăng thêm lượng thời gian cho trẻ hoạt động thể chất ngoài trời. Tùy từng hoạt động thể chất và tình hình thời tiết, giáo viên tổ chức tập luyện trong lớp hay ngoài sân, lồng ghép trò chơi vào các hoạt động tại trường phù hợp từng độ tuổi, vừa sức của trẻ, đảm bảo phòng chống dịch.

“Vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trong khâu giao nhận, chế biến thức ăn cho học trò không thể lơ là. Trường nhận thực phẩm “tay ba”, có sự giám sát của nhân viên y tế, ban giám hiệu và nhà bếp. Các loại thực phẩm được cung cấp vào trường đều rõ nguồn gốc và nhập từ đơn vị cung ứng thực phẩm do thành phố phê duyệt”, cô Điền chia sẻ. 

Tác giả bài viết: Nguyễn Dịu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập542
  • Hôm nay61,296
  • Tháng hiện tại339,426
  • Tổng lượt truy cập51,695,385
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944