Định hình hệ thống bảo đảm, kiểm định chất lượng GD Việt Nam

Thứ bảy - 23/01/2021 00:03 208 0
GD&TĐ - So với nhiều nước, hệ thống bảo đảm, kiểm định chất lượng giáo dục ĐH ở Việt Nam hình thành chưa lâu nhưng đã từng bước phát triển, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng.
Định hình hệ thống bảo đảm, kiểm định chất lượng GD Việt Nam

Thành hình hệ thống bảo đảm và KĐCLGD

Ông Lê Mỹ Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục (KĐCLGD) ĐH ở Việt Nam bao gồm hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong và hệ thống bảo đảm chất lượng bên ngoài thông qua cơ chế KĐCLGD.

Trong hệ thống giáo dục ĐH, có những đơn vị chuyên trách được thành lập khá sớm như Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục của ĐHQG Hà Nội (thành lập từ năm 1995, từ năm 2010 được nâng cấp thành Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục); Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng giáo dục của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh thành lập từ năm 1999.

Năm 2002, Phòng Kiểm định chất lượng đào tạo được thành lập trong Vụ Đại học. Dấu mốc quan trọng nhất là năm 2003, Cục Khảo thí và KĐCLGD thuộc Bộ GD&ĐT đã được thành lập để thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quản lý nhà nước về công tác quản lý thi và KĐCLGD.

Theo ông Lê Mỹ Phong, Luật Giáo dục ĐH (2012) quy định rất rõ về trách nhiệm của cơ sở giáo dục ĐH trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH, trong đó phải thành lập tổ chức chuyên trách về bảo đảm chất lượng giáo dục ĐH. Sau đó, Luật Giáo dục ĐH (2018) tiếp tục có quy định cụ thể hơn về trách nhiệm xây dựng và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục bên trong cơ sở giáo dục ĐH phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục.

Với các hành lang pháp lý đó, cho đến nay các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm đã thành lập đơn vị chuyên trách về bảo đảm chất lượng (Tổ, Ban, Phòng, Trung tâm); mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau như Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng, Ban Thanh tra, Pháp chế và Bảo đảm chất lượng hoặc Trung tâm Bảo đảm chất lượng, … nhưng những đơn vị này đều có chức năng, nhiệm vụ chính là làm đầu mối xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động bảo đảm chất lượng giáo dục của nhà trường.

Bên cạnh đó, một số cơ quan quản lý trực tiếp của các cơ sở giáo dục cũng đã thành lập đơn vị chuyên trách về bảo đảm chất lượng hoặc cử cán bộ phụ trách công tác bảo đảm chất lượng của các cơ sở giáo dục trực thuộc.

Điển hình như Bộ Quốc phòng đã thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục thuộc Cục Nhà trường. Bộ Công an đã thành lập Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng thuộc Cục Đào tạo. Nhiều bộ, ngành khác cũng đã cử bộ phận hoặc cán bộ phụ trách công tác bảo đảm chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc.

Năm 2020, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã thành lập Hội đồng tư vấn về bảo đảm và KĐCLGD để tư vấn, tham mưu cho Bộ trưởng triển khai thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về bảo đảm và KĐCLGD (Quyết định số 1450/QĐ-BGDĐT ngày 03/6/2020 của Bộ trưởng Bộ BD&ĐT).

Hoạt động các tổ chức KĐCLGD dần đi vào nền nếp

Từ năm 2013 đến nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã quyết định thành lập 4 tổ chức KĐCLGD, bao gồm: Trung tâm KĐCLGD - ĐHQG Hà Nội, Trung tâm KĐCLGD - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm KĐCLGD - ĐH Đà Nẵng và Trung tâm KĐCLGD - Trường ĐH Vinh; cho phép thành lập 1 tổ chức KĐCLGD đó là Trung tâm KĐCLGD trực thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam.

Các trung tâm KĐCLGD này cũng đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cấp phép hoạt động KĐCLGD với đối tượng là các cơ sở giáo dục ĐH, trường CĐ sư phạm; các chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH, CĐ sư phạm.

Ông Lê Mỹ Phong nhận định: Trong thời gian qua, các tổ chức KĐCLGD đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Các hoạt động đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng cho các cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo dần đi vào nền nếp, từng bước tạo được niềm tin cho các cơ sở giáo dục ĐH, các trường CĐ sư phạm.

Trong năm 2020, Bộ GD&ĐT đã nhận được hồ sơ đề nghị thành lập thêm một số tổ chức KĐCLGD tư thục. Bộ GD&ĐT đang xem xét theo quy định về việc cho phép thành lập các tổ chức này.

Theo dữ liệu mới nhất (cập nhật đến ngày 31/12/2020), Việt Nam có 149 cơ sở giáo dục ĐH, 9 trường CĐ sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn trong nước và 7 cơ sở giáo dục ĐH được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn nước ngoài.

Về chương trình đào tạo, số được đánh giá theo tiêu chuẩn trong nước là 145; số được đánh giá theo tiêu chuẩn nước ngoài là 195 chương trình.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập866
  • Hôm nay51,906
  • Tháng hiện tại330,036
  • Tổng lượt truy cập51,685,995
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944