Đối thoại để nắm bắt tâm tư người học, điều chỉnh cách dạy

Thứ sáu - 08/06/2018 00:15 443 0
GD&TĐ - Đối thoại giữa lãnh đạo nhà trường và HSSV đang được thực hiện ở nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP Cần Thơ. Hoạt động này nhằm phát huy dân chủ trong trường học và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Qua đó nhà trường còn biết được tâm tư, nguyện vọng của người học để có thể hỗ trợ, điều chỉnh theo hướng phù hợp nhất.
Đối thoại để nắm bắt tâm tư người học, điều chỉnh cách dạy

Nắm bắt tâm tư, tình cảm người học

Buổi “Hiệu trưởng tiếp xúc SV” do Trường ĐH Cần Thơ tổ chức vừa qua, thu hút hơn 1.000 SV, đại diện cho hơn 35.000 SV chính quy của trường tham dự. Phần lớn SV đặt câu hỏi về vấn đề giảng dạy, học tập, sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động Đoàn - Hội, cơ hội việc làm…

Sau gần 3 giờ trao đổi, GS Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ - ghi nhận ý kiến góp ý, sẽ chấn chỉnh những giảng viên chưa tạo điều kiện để SV tham gia hoạt động đoàn thể, ngoại khóa. Đồng thời chỉ đạo đoàn thể chính trị trong trường rà soát, có giải pháp xử lý vấn đề trang web, Facebook mạo danh làm ảnh hưởng uy tín nhà trường như SV phản ánh.

Về chương trình đào tạo, GS Hà Thanh Toàn trao đổi: “Quan điểm của trường là xây dựng chương trình đào tạo bám sát thực tiễn, công nghệ mới và tính ứng dụng cao. Do đó, đề nghị các khoa, viện và các thầy cô có hướng nghiên cứu cải tiến giáo trình, học phần đào tạo sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế, hạn chế lý thuyết”.

Một buổi đối thoại quy mô khác giữa lãnh đạo nhà trường với SV cũng vừa được tổ chức tại Trường CĐ Nghề Du lịch Cần Thơ, thu hút hơn 300 HS, SV tham dự. Tại đây, lãnh đạo nhà trường và HSSV thẳng thắn trao đổi về nghiệp vụ chuyên môn, hoạt động thực tập, thực tế ở năm học cuối, công tác hỗ trợ người học tìm việc làm sau tốt nghiệp… Được biết định kỳ hằng năm, trường đều tổ chức buổi gặp gỡ tiếp xúc HSSV. Từ đó nắm bắt tâm tư, tình cảm người học, tìm hiểu những vấn đề chưa thực hiện tốt từ cả phía trường và người học... để khắc phục.

Kéo gần hơn khoảng cách thầy – trò

Hoạt động lãnh đạo nhà trường tiếp xúc SV đang lan tỏa ở nhiều trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP Cần Thơ. Trong 5 năm qua, Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ đều định kỳ tổ chức buổi họp mặt: “Hiệu trưởng với HSSV”; mỗi đợt có trên 1.000 HSSV tham gia. Hoạt động này được BGH nhà trường xem như một trong những nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo. Hằng tuần, cán bộ, giảng viên và HSSV còn được cán bộ Phòng Thanh tra - Pháp chế lắng nghe các phản ánh. Hiệu trưởng dành một ngày trong tuần để nghe ý kiến đóng góp của cá nhân, tập thể, đoàn thể nhà trường.

Thông thường, trước khi diễn ra sự kiện lãnh đạo trường tiếp xúc HSSV, Đoàn Thanh niên các trường đã tiếp thu ý kiến phản ánh, góp ý của SV đối với các khoa, viện, trung tâm, bộ môn, phòng ban chức năng. Lãnh đạo các đơn vị phối hợp trả lời phản ánh, góp ý của SV để đăng trên trang website của trường, đồng thời phục vụ cho buổi tiếp xúc giữa lãnh đạo trường và SV.

Theo ThS Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đoàn Trường ĐH Cần Thơ: “Cách làm này giúp trường chủ động chọn lọc câu hỏi bức thiết nhất của SV, nâng cao hiệu quả buổi tiếp xúc. Ngoài ra, các trường còn có hoạt động giảng viên đánh giá SV, SV đánh giá giảng viên thông qua nhiều kênh khác nhau. Hoạt động này tăng sự tương tác giữa thầy và trò, đồng thời giúp giảng viên điều chỉnh cách dạy, SV điều chỉnh phương pháp học”.

Hiện nay, 5 trường ĐH, 7 trường CĐ ở TP Cần Thơ đang đẩy mạnh hoạt động HSSV đánh giá giảng viên. Trường ĐH Cần Thơ đã thực hiện công tác này 10 năm qua với nhiều cải tiến và hiện nay được tiến hành trên trang web của trường. Ở Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, SV có thể bày tỏ ý kiến thông qua cố vấn học tập, cán bộ khoa phòng, đoàn thanh niên hoặc góc kiến nghị SV trên website của trường.

Em Nguyễn Thu Hà, SV Trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, chia sẻ: “Những trao đổi, góp ý, thông tin về hoạt động giảng dạy, học tập, phong trào đoàn thể... được thông suốt, giúp chúng em tự tin và nỗ lực học tập, rèn luyện hơn. Các hoạt động mở rộng dân chủ trong trường học còn là cơ hội để chúng em được rèn luyện kỹ năng mềm, biết đánh giá vấn đề và phản ánh sao cho hợp lý hợp tình, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm bản thân đối với trường lớp, thầy cô, bạn bè và với chính mình”.

Tác giả bài viết: Bích Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập475
  • Hôm nay19,418
  • Tháng hiện tại297,548
  • Tổng lượt truy cập51,653,507
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944