Đón Tết ở quê hương thứ hai

Thứ tư - 30/01/2019 20:20 569 0

Đón Tết ở quê hương thứ hai

GD&TĐ - Những năm gần đây, nhờ chính sách quan tâm của Đảng và Nhà nước nên cuộc sống của giáo viên công tác ở vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang) đã bớt khó khăn hơn. Do đó, đã có nhiều giáo viên vùng xuôi tình nguyện gắn bó lâu dài và coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Những ngày cuối năm Mậu Tuất, chúng tôi đến xã Thượng Phùng (Mèo Vạc) khi không khí Tết bắt đầu “gõ cửa” từng gia đình, đến từng thôn bản. Lúc này, những giáo viên ở xa cũng rục rịch chuẩn bị khăn gói về quê. Cô giáo Hà Thủy Lệ Ái, giáo viên Trường PTDT bán trú THCS Thượng Phùng vẫn đang bận rộn cùng chồng xay đậu phụ để bán cho dân bản, kiếm thêm thu nhập. Là giáo viên dạy môn Văn - Địa, quê ở huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), tháng 10/2010, Ái đến công tác tại Trường PTDT bán trú THCS Thượng Phùng.

Tháng 6/2013, Ái lập gia đình với anh Lục Quang Sơn, quê huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Khi đó, chồng lại không có việc làm nên thời gian đầu gặp nhiều khó khăn. Thấy vậy, nhà trường đã tạo điều kiện cho làm nhân viên nấu cơm phục vụ học sinh bán trú, vì vậy cuộc sống bớt vất vả hơn. Đến năm 2015, hai vợ chồng đã dành dụm ít tiền mua được mảnh đất gần trung tâm xã.

Vay tiền của Ngân hàng NN&PTNT Mèo Vạc, cùng sự hỗ trợ từ gia đình và đồng nghiệp; hai vợ chồng đã xây dựng được căn nhà cấp 4 để gắn bó lâu dài. Có nhà, hai vợ chồng làm thêm nghề sản xuất đậu phụ bán cho các trường học và nhân dân trên địa bàn xã, trừ chi phí thu lãi được 5 triệu đồng/tháng nên cuộc sống cũng tạm ổn.

Đón Tết ở quê hương thứ hai - Ảnh minh hoạ 2
 Các thầy cô giáo ở Trường PTDT bán trú THCS Tả Lủng (Mèo Vạc) tổ chức ngày hội đọc báo xuân cho HS

Cùng thời gian này, hai vợ chồng đã sinh cháu trai đầu lòng nhưng thiếu tháng, do đó chăm sóc khá vất vả. Lên 4 tuổi, cháu vẫn thường hay ốm đau nên hai vợ chồng ít về quê mà dành dụm tiền để chữa bệnh cho con. Hơn nữa, ở quê bố mẹ đều làm ruộng và sống cùng anh chị cả, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Thành thử nếu về quê ăn Tết, sẽ chẳng giúp được nhiều cho bố mẹ, mà đi lại thăm hai bên nội ngoại cũng khá tốn kém. Vì vậy, từ năm 2015 đến nay, gia đình Ái đều ở lại ăn Tết cùng nhân dân xã Thượng Phùng.

Cũng ở lại đón Tết với đồng bào vùng cao được mấy năm rồi nhưng gia đình cô Ngô Thị Hải, giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học Thượng Phùng (quê huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) lại có điều kiện kinh tế khá hơn. Gia đình đã xây dựng được nhà gần trường để buôn bán hàng tạp hóa phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Vào mỗi dịp Tết, hàng hóa thường bán được nhiều nên thu nhập khá hơn. Do đó, hai vợ chồng chủ yếu về thăm quê trước dịp Tết, rồi quay lên đây tranh thủ bán hàng. Nói chung, các giáo viên ở lại ăn Tết vùng cao đều xuất phát từ lý do điều kiện kinh tế và quê ở xa. Họ tình nguyện ở lại để dành dụm thêm ít tiền trang trải học tập cho con cái hay xây dựng nhà cửa định cư lâu dài tại vùng cao.

Đón Tết ở quê hương thứ hai - Ảnh minh hoạ 3
Ngoài giờ lên lớp, cô giáo Hà Thủy Lệ Ái ở xã Thượng Phùng tranh thủ cùng chồng chế biến đậu phụ bán cho nhân dân trong xã (ảnh) 

Đến thăm Trường PTDT bán trú THCS Khâu Vai, thầy Lê Văn Thắng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhà trường có 27 cán bộ, giáo viên nhưng đa số ở dưới xuôi lên công tác, chỉ có 3 thầy giáo thường xuyên ở lại ăn Tết, như thầy Nguyễn Hải Hưng quê tỉnh Hải Dương, thầy Ma Văn Lự quê huyện Bắc Quang, thầy Nguyễn Xuân Đông quê tỉnh Yên Bái”.

Được biết, các thầy đều lấy vợ là giáo viên tiểu học và cán bộ y tế, là người xã Khâu Vai. Hiện nay, các thầy đều xây dựng được nhà ở tại trung tâm xã để gắn bó lâu dài nên cuộc sống cũng ổn định, chứ không như những giáo viên sống ở tập thể của trường hay phải thuê nhà, mà cả năm dành dụm được ít tiền, mỗi lần về quê ăn Tết cũng tiêu hết. Bởi giáo viên công tác ở vùng cao thì hầu như không có khái niệm thưởng Tết hay “lương tháng 13”.

Vì vậy, mỗi khi Tết đến, xuân về, các thầy cô vừa mừng vừa lo; vui vì sau nhiều tháng hoặc thậm chí một năm xa nhà, mới có dịp trở về đoàn tụ sum họp cùng gia đình, nhưng cũng rất lo vì trở lại trường sau Tết chưa có lương mới. Trong khi đó, giá cả sinh hoạt ở vùng cao cũng khá đắt đỏ so với ở dưới xuôi, cộng với các chi phí về học hành của con cái nên ai cũng băn khoăn trăn trở và mong muốn bước sang năm mới sẽ có nhiều đổi thay tốt hơn.

Một mùa xuân mới đã về. Hy vọng các thầy cô giáo nơi đây sẽ gặp nhiều may mắn để tiếp tục yên tâm cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” trên Cao nguyên đá.

Nói chung, các giáo viên ở lại ăn Tết vùng cao đều xuất phát từ lý do điều kiện kinh tế và quê ở xa. Họ tình nguyện ở lại để dành dụm thêm ít tiền trang trải học tập cho con cái hay xây dựng nhà cửa định cư lâu dài tại vùng cao.

Tác giả bài viết: Quỳnh Lưu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập510
  • Hôm nay16,392
  • Tháng hiện tại294,522
  • Tổng lượt truy cập51,650,481
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944