Động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường Đại học

Thứ sáu - 05/11/2021 05:12 395 0
GD&TĐ - Nhiều điểm mới gia tăng quyền và nghĩa vụ cho giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH, Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT (Thông tư 26) của Bộ GD&ĐT được kỳ vọng sẽ thúc đẩy  phong trào NCKH trong các trường ĐH.
Động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường Đại học

Gia tăng quyền lợi cho giảng viên, thúc đẩy sinh viên NCKH

Chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống từ 2/11, Thông tư 26 của Bộ GD&ĐT sẽ thay thế cho Thông tư 19/2012/TT-BGDĐT, có nhiều điểm mới được các trường đánh giá cao.

Ngoài việc quy định giảng viên phải chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài được phân công hướng dẫn cho sinh viên, tuân thủ đầy đủ nguyên tắc về đạo đức nghiên cứu và quy định hiện hành, Thông tư 26 còn cho phép giảng viên hướng dẫn được được tính giờ nghiên cứu khoa học (NCKH), hưởng mức thù lao và quyền lợi khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

Đặc biệt, người hướng dẫn sinh viên NCKH có kết quả xuất sắc, đạt các giải thưởng khoa học và công nghệ trong và ngoài nước hoặc kết quả nghiên cứu được áp dụng, triển khai mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội được ưu tiên trong việc xét chọn danh hiệu thi đua các cấp và hình thức khen thưởng khác.

Theo ThS Trần Nam - Trưởng phòng Truyền thông & Quan hệ Doanh nghiệp, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM), những điểm mới của Thông tư 26 đã thể hiện sự lắng nghe và chia sẻ từ cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đánh giá, ghi nhận hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ công tác NCKH của giảng viên.

“Lâu nay, nhà trường luôn trăn trở về các hình thức khuyến khích sinh viên NCKH, hỗ trợ giảng viên hướng dẫn NCKH cho sinh viên, để làm sao phát triển mạnh mẽ hoạt động này. Đối với trường đại học theo định hướng nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của giảng viên, sinh viên có vai trò then chốt trong quá trình phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc cần có những chính sách hỗ trợ phát triển cho hoạt động này.

Tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM) luôn có một số lượng đông đảo giảng viên, sinh viên quan tâm đến hoạt động NCKH nên việc thực hiện Thông tư 26 sẽ là “cú hích” cho sự phát triển hoạt động NCKH nơi sinh viên. Theo đó, giảng viên sẽ được tính giờ NCKH, hưởng mức thù lao và các quyền lợi khác sau khi hoàn tất việc hướng dẫn. Đây là quy định đúng đắn, mở đường để nhà trường tính quy đổi giờ NCKH cho giảng viên trong thời gian tới. Nhà trường sẽ thực hiện các điều khoản của Thông tư để tính toán các chính sách hỗ trợ phát triển NCKH của sinh viên”, ThS Trần Nam cho biết.

Đồng tình quan điểm, TS Nguyễn Anh Tuấn - Phó Trưởng phòng Sau Đại học và Quản lý Khoa học, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM) - cho rằng: Chính sách khuyến khích giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên NCKH rất quan trọng. Nó không chỉ thúc đẩy tính bền vững của hoạt động nghiên cứu, mà còn tạo ra hệ sinh thái thi đua NCKH rất tốt cho nhà trường.

Trên quan điểm đó, từ năm 2018 Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM) xây dựng chính sách khuyến khích cả người học và người hướng dẫn khi tham gia hoạt động NCKH. Với người hướng dẫn, ngoài khuyến khích bằng tài chính, trường còn tính thành tích NCKH và quy đổi thành giờ NCKH. Ngoài ra, giảng viên cũng được ưu tiên xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích xuất sắc trong hướng dẫn.

Động lực cho hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường Đại học - Ảnh minh hoạ 2
Tham gia các hoạt động NCKH sẽ giúp sinh viên trưởng thành, có thêm nhiều kỹ năng trong học tập.

Thúc đẩy hoạt động NCKH trong nhà trường

Thực tế, để công tác NCKH đi vào chiều sâu và có tính nền tảng, ngoài sự quan tâm và chú trọng của các cơ sở giáo dục ĐH-CĐ, các thông tư, văn bản hướng dẫn, định hướng, khuyến khích hoạt động từ cấp quản lý có vai trò rất quan trọng trong việc nâng tầm vị thế nghiên cứu và công bố khoa học của Việt Nam.

Theo TS Nguyễn Anh Tuấn, các văn bản, quy định hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước ngày càng có chất lượng cao hơn và tạo độ mở lớn để đơn vị trực tiếp quản lý thực hiện phù hợp với điều kiện, bối cảnh của mình. Thông tư 26 của Bộ GD&ĐT được ban hành cũng thể hiện tinh thần này.

“Trên cơ sở tiếp thu nội dung của Thông tư mới, trường sẽ rà soát, điều chỉnh quy định hiện tại phù hợp và mang tính khuyến khích hơn đối với các đối tượng liên quan. Về phía phòng, chúng tôi đang nghiên cứu để các hoạt động hướng dẫn người học NCKH được quy đổi thành điểm và thành tích NCKH cho giảng viên, giống như hoạt động nghiên cứu khác như thực hiện đề tài, đề án nghiên cứu, công bố khoa học...

Có thể áp dụng với đặc thù từng khoa, giảng viên cụ thể chứ không nhất thiết phải mang tính bắt buộc với tất cả giảng viên. Mục tiêu cuối cùng là hướng đến thúc đẩy mạnh mẽ công tác NCKH nơi giảng viên và sinh viên. Tất nhiên, mọi thứ phải trên cơ sở hướng đến chất lượng, bảo đảm tính khoa học và đạo đức về học thuật”, TS Tuấn chia sẻ.

Đại diện Phòng Khoa học Công nghệ, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết: Nhiều năm nay, nhà trường luôn xác định NCKH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, từ đó quan tâm và hỗ trợ giảng viên, sinh viên tham gia các hoạt động NCKH.

Hiện nay, ngoài việc quy đổi tính giờ định mức cho giảng viên và cộng điểm cho sinh viên, hàng năm nhà trường đều dành một khoản ngân sách cho các hoạt động khoa học công nghệ như kinh phí thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở; kinh phí hỗ trợ chi phí đăng bài và khen thưởng cho các công bố quốc tế thuộc hệ thống ISI/SCOPUS và tạp chí quốc gia… Ngoài ra, nhà trường còn có chính sách hỗ trợ cho giảng viên, sinh viên khi đăng ký sở hữu trí tuệ các kết quả nghiên cứu.

“Các hoạt động khuyến khích nhằm nâng cao hoạt động NCKH, xa hơn là định hình được vị thế của nhà trường trong các hoạt động chuyển giao, NCKH và công bố quốc tế. Nhờ chiến lược đúng đắn mà năm 2021 trường có 306 đề tài sinh viên cấp trường, 46 đề tài sinh viên NCKH Eureka và 11 đề tài sinh viên tham gia NCKH cấp Bộ GD&ĐT.

Để triển khai và đưa Thông tư 26 của Bộ GD&ĐT vào cuộc sống, nhà trường đang triển khai cho các đơn vị đăng ký mục tiêu chất lượng năm học, đồng thời lấy ý kiến của giảng viên, cán bộ nghiên cứu toàn trường về việc điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế tài chính để hỗ trợ, động viên, khuyến khích giảng viên, cán bộ nghiên cứu và sinh viên tham gia các hoạt động NCKH”, đại diện Phòng Khoa học Công nghệ, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành nói.

Với sinh viên, các em sẽ được hỗ trợ về tài chính, tạo điều kiện trong nghiên cứu (sử dụng tài liệu, cơ sở vật chất, phòng nghiên cứu, được giới thiệu đến các đối tượng nghiên cứu liên quan...) và quy đổi điểm khuyến khích học tập, hỗ trợ công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành và ưu tiên xét học bổng, danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập744
  • Hôm nay35,647
  • Tháng hiện tại313,777
  • Tổng lượt truy cập51,669,736
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944