Đưa trò “xuống núi”

Thứ năm - 07/10/2021 08:25 284 0
GD&TĐ - Mảng là dân tộc thiểu số đặc biệt của cộng đồng 54 dân tộc anh em và được đưa vào chương trình bảo tồn của Chính phủ.
Đưa trò “xuống núi”

Sau 2 năm triển khai, đề án nâng cao chất lượng học sinh con em đồng bào Mảng ở huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) bước đầu đã có những dấu hiệu tích cực…

Hút học sinh bằng chất lượng giáo dục

Những năm qua, dân tộc này đứng trước nguy cơ “thui chột” vì những hủ tục lạc hậu trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất. Bởi thế, người dân vẫn quẩn quanh với đói nghèo và lạc hậu. Việc học hành của bọn trẻ chưa được quan tâm đúng mức từ phía gia đình. Trước thực trạng trên, huyện Nậm Nhùn đã xây dựng và triển khai đề án số về “Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cấp THCS người Mảng trên địa bàn huyện giai đoạn 2019 – 2025”.

Mục tiêu của đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh dân tộc Mảng trên địa bàn, tạo nguồn tuyển sinh chất lượng cho các trường THPT và trường chuyên nghiệp. Từ đó, tạo nguồn cán bộ người Mảng cho huyện. Để thực hiện mục tiêu trên, huyện Nậm Nhùn xác định: Trước mắt phải nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, kỹ năng sống, giao tiếp cho các em. Qua đó, từng bước xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cho cộng đồng người Mảng để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiến tới xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Năm học 2018 – 2019, tổng số học sinh THCS dân tộc Mảng trên địa bàn huyện là 341 em, chiếm 14,6%. Hầu hết các em đều sinh sống và học tập tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Năm học 2019 – 2020, đề án được triển khai với nhiệm vụ đào tạo 100 học sinh cấp THCS. Đây là những em có kết quả học tập tốt nhất, được xét chọn để đưa về học tại trường THCS thị trấn. Ở năm đầu tiên, huyện tuyển sinh 2 lớp 6 - 7, mỗi lớp 25 em. Các năm kế tiếp, huyện sẽ tuyển 25 học sinh lớp 6.

Năm học 2021 - 2022, 26 học sinh dân tộc Mảng tiêu biểu được đón ra học tập tại Trường THCS thị trấn Nậm Nhùn. Quá trình học tập, các em được hỗ trợ chi phí và bố trí ăn, ở tại trường.

Đưa trò “xuống núi” - Ảnh minh hoạ 2
Một buổi lên lớp của học sinh trong diện đề án. Ảnh: TG

Những tín hiệu vui

Nậm Nhùn là huyện “tiên phong” xây dựng, thực hiện đề án nâng cao chất lượng giáo dục cho riêng một nhóm học sinh thuộc vùng dân tộc đặc biệt khó khăn. Dù thời gian đầu triển khai còn nhiều hạn chế, nhưng đến thời điểm này đã có những chuyển biến rõ nét. Sau hai năm triển khai, học sinh thuộc diện đề án đã hòa nhập được với môi trường “phố thị”. Các em không còn rụt rè, nhút nhát như trước.

“Các cháu đang theo học tại trường có nhận thức tốt, học lực không quá chênh lệch so với học sinh địa bàn thị trấn. Nhiều em có học lực khá, giỏi và được cử đi thi học sinh giỏi các môn”, cô Nguyễn Thị Thùy Dương - Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Nậm Nhùn vui vẻ nói.

Em Lò Me Tim, học sinh lớp 9A1 chia sẻ: “Em về trường học từ năm lớp 7. Chị gái và em kế của em cũng đang theo học tại trường PTDTNT huyện. Nhà em ở bản Nậm Ô, xã Nậm Ban, cách trường khoảng 100km, gia đình rất khó khăn. Đến trường, hàng tháng, em được hỗ trợ 894.000 đồng. Trừ tiền ăn ra, em còn lại một khoản để mua đồ dùng phục vụ cho học tập và gửi về cho bố mẹ”.

Từ những nỗ lực của cá nhân và sự dìu dắt của thầy cô, các năm lớp 7, lớp 8, Lò Me Tim đều đạt học lực khá. Vừa rồi, Tim được đi thi học sinh giỏi môn Sinh học. Em vinh dự là một trong những học sinh tiêu biểu của trường được đi thăm Lăng Bác theo chương trình do Huyện đoàn tổ chức.

Lò Me Tuyền (lớp 8A1) là một trong những học sinh tiêu biểu, có tiến triển rõ rệt sau thời gian ra học ở trung tâm. Từ một cô bé nhút nhát, giờ em đã tự tin giao tiếp với bạn bè, thầy cô. Trong học tập, em luôn nỗ lực và đạt thành tích cao.

“Em cảm thấy rất vui khi được học tại ngôi trường mới. Được thầy cô, bạn bè giúp đỡ nên dù xa nhà em vẫn cảm thấy gần gũi. Từ đó em đã nỗ lực hơn trong học tập. Năm lớp 6 em dự thi học sinh giỏi cấp huyện và đạt giải Nhì ở môn Sinh học. Lớp 7 em cũng đạt giải Khuyến khích ở môn học này”, Lò Me Tuyền kể về thành tích học tập của mình.

Năm học 2020 - 2021, trường có 74 học sinh dân tộc Mảng theo học ở các khối lớp 6, 7, 8. Trong đó, trên 70% em có hạnh kiểm tốt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đạt 35,1%.  “Tôi cùng toàn thể giáo viên trong trường luôn mong muốn sau khi học sinh dân tộc thiểu số tốt nghiệp cấp THCS sẽ tiếp tục theo học THPT ở các trường dân tộc nội trú huyện, tỉnh để nuôi dưỡng ước mơ. Mong các em luôn nhận được sự quan tâm để đề án nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cấp THCS người Mảng đạt được hiệu quả cao”, cô Dương chia sẻ.

Thầy Đinh Ngọc Hà, phụ trách công tác bán trú của nhà trường chia sẻ: “Thời gian đầu tiếp nhận học sinh dân tộc Mảng về học tại trường, chúng tôi phải dạy các em từ những điều nhỏ nhất như vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và rèn cho các em thói quen ở trong môi trường tập thể cũng như ý thức tự học. Đối với các em nhập học năm nay, do có các anh chị khóa trước nên đã chủ động hơn trong việc ăn, ở và sinh hoạt bán trú”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1350 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1048 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay1,809
  • Tháng hiện tại46,983
  • Tổng lượt truy cập49,752,748
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944