Đừng để giáo viên hợp đồng lâu năm không được tuyển dụng

Thứ sáu - 03/05/2019 04:48 425 0

Đừng để giáo viên hợp đồng lâu năm không được tuyển dụng

GD&TĐ - Toàn tỉnh Bình Dương không có trường hợp giáo viên nào phải kéo dài tình trạng hợp đồng ngắn hạn. Bà Nguyễn Phương Dung - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương - cho biết: Từ trước đến nay, giáo viên của tỉnh đều qua tuyển dụng. Nếu một số năm tỉnh phải hợp đồng giáo viên ngắn hạn xuất phát từ yêu cầu thực tế thì đội ngũ này đều được nhanh chóng tuyển dụng chính thức khi có chỉ tiêu.

Giải pháp tạm thời

- Gần đây, hiện tượng giáo viên, nhân viên hợp đồng lâu năm có nguy cơ mất việc ở một số tỉnh thành khiến các thầy cô tâm tư, dư luận bức xúc. Cách làm nào của Bình Dương để không xảy ra việc này, thưa bà?

- Tỉnh Bình Dương không có tình trạng giáo viên hợp đồng lâu năm không được tuyển dụng vì từ năm học 2017 - 2018 về trước, hàng năm tỉnh đều tổ chức tuyển dụng giáo viên cho năm học mới trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao nhằm bổ sung đội ngũ còn thiếu theo kế hoạch.

Sau khi tuyển dụng, nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu, ngành Giáo dục trình UBND tỉnh cho chủ trương hợp đồng giáo viên ngắn hạn trong năm học nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành đã đề ra.

Như vậy, việc hợp đồng ngắn hạn đối với giáo viên chỉ là một giải pháp tạm thời của ngành trong khi không tuyển dụng được đủ giáo viên theo chỉ tiêu cho năm học mới. Khi hết thời hạn hợp đồng, bắt buộc giáo viên đó phải đăng ký tuyển dụng chính thức vào năm học sau, nếu không thì không được tiếp tục giảng dạy.

Đừng để giáo viên hợp đồng lâu năm không được tuyển dụng - Ảnh minh hoạ 2Bà Nguyễn Phương Dung - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Dương

- Theo bà, cấp có thẩm quyền cần làm gì để có một giải pháp tổng thể, hợp lý, hợp tình, giải quyết dứt điểm tình trạng này?

Theo tôi, để giải quyết dứt điểm tình trạng hợp đồng giáo viên lâu năm nhưng không được tuyển dụng, ngành GD-ĐT nên rà soát lại và có kế hoạch cụ thể báo cáo UBND tỉnh xin chủ trương cho tuyển dụng chính thức đối với những đối tượng này trên cơ sở vị trí việc làm, định mức biên chế cho phép theo quy định đối với từng cấp học hoặc đề nghị có chính sách hỗ trợ hợp lý cho những trường hợp không được tuyển dụng chính thức do không có nhu cầu vị trí việc làm, phải nghỉ việc.

Ngành GD-ĐT cần có dự báo số học sinh sát với tình hình thực tế của địa phương, tính toán thật kỹ nhu cầu đội ngũ giáo viên cần có theo định mức cho phép, trình cấp có thẩm quyền giao chỉ tiêu biên chế và có kế hoạch tuyển dụng nếu thiếu giáo viên, hạn chế đến mức tối đa việc hợp đồng có thời hạn vì đây cũng chỉ là một giải pháp tạm thời trong thời điểm chưa tuyển dụng được giáo viên chính thức.

Nên phân cấp lại giao chỉ tiêu biên chế giáo viên?

- Hàng năm, Bình Dương có hiện tượng thiếu giáo viên hay không? Giải pháp của địa phương như thế nào?

- Hàng năm, tại Bình Dương, số lượng học sinh tăng khá lớn do con em theo cha mẹ là người lao động từ các tỉnh khác đến sinh sống và làm việc tại các cụm, khu công nghiệp; do đó giáo viên không đủ để đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.

Để bổ sung số giáo viên thiếu, ngành đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức tuyển dụng giáo viên trên cơ sở chỉ tiêu biên chế được giao hàng năm. Nếu tuyển dụng không đủ theo kế hoạch, để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, ngành đã đề ra một số biện pháp như sau:

Các đơn vị phải nghiêm túc thực hiện các quy định của ngành GD-ĐT về định mức biên chế, vị trí việc làm theo từng cấp học. Rà soát, tính toán lại số lớp, số học sinh/lớp nhằm giảm số lớp của từng đơn vị trên cơ sở tăng số học sinh/lớp của từng khối lớp, phù hợp với tình hình thực tế. Rà soát biên chế của từng đơn vị, cấp học, thực hiện việc điều động giáo viên từ đơn vị này sang đơn vị khác (theo phân cấp quản lý) và bố trí công việc phù hợp vị trí việc làm (cùng cấp học, cùng bộ môn), hạn chế tối đa tình trạng thừa, thiếu cục bộ giữa các đơn vị trong cùng môn học, cấp học.

Xem xét, từng bước giải quyết cho những viên chức không trực tiếp giảng dạy nhưng có gốc đào tạo sư phạm được chuyển ra dạy lớp đúng chuyên môn trên cơ sở đánh giá của đơn vị sử dụng và cơ quan quản lý trực tiếp. Tính toán và dự kiến các phương án phân công giáo viên dạy thêm giờ, dạy thỉnh giảng… bảo đảm giáo viên không vượt quá 200 giờ/năm theo quy định. Trình UBND tỉnh cho chủ trương hợp đồng ngắn hạn trong năm học một số giáo viên còn thiếu trong tổng chỉ tiêu biên chế được giao.

Đừng để giáo viên hợp đồng lâu năm không được tuyển dụng - Ảnh minh hoạ 3
 Ảnh minh họa

- Có khó khăn nào khi thực hiện các giải pháp khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên như trên, thưa bà?

- Khó khăn chúng tôi gặp phải là một số đơn vị có số học sinh bình quân/lớp quá cao, do diện tích phòng học nhỏ (nhất là cấp học THPT) nên khi bố trí thêm bàn ghế vào phòng học sẽ không còn lối đi, rất khó khăn cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học.

Bên cạnh đó là thiếu giáo viên nên phải bố trí giáo viên dạy thêm giờ nhưng không được vượt quá 200 giờ/năm theo quy định.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng bị ảnh hưởng vì số học sinh bình quân/lớp cao, một số trường học 2 buổi phải chuyển sang học một buổi do số lớp tăng nhưng không có đủ phòng học, trường đã đạt chuẩn thì khó giữ được chuẩn, trường chuẩn bị xét chuẩn thì khó đạt chuẩn.

Hàng năm, mặc dù UBND tỉnh cho chủ trương hợp đồng giáo viên còn thiếu, tuy nhiên, số lượng giáo viên hợp đồng cũng giới hạn trong tổng chỉ tiêu biên chế được giao cho từng đơn vị, từng cấp học của từng địa phương nên giáo viên hợp đồng cũng chỉ giải quyết được một phần giáo viên thiếu, chưa đáp ứng được tình hình thực tế tăng học sinh của các địa phương.

- Bà có nói đến việc năm học 2018 - 2019, dù thiếu giáo viên nhưng ngành lại không được giao biên chế. Nhân chuyện này nói đến việc phân cấp trong quản lý về tuyển dụng, sử dụng giáo viên hiện nay, bà có thấy còn bất cập, băn khoăn?

- Đây là quy định chung của Nhà nước; việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, việc thẩm định biên chế thuộc thẩm quyền của Bộ Nội vụ. Nếu được, việc giao chỉ tiêu biên chế hàng năm phân cấp lại cho HĐND tỉnh thực hiện trên cơ sở những quy định chung của Nhà nước và những định mức riêng, đặc thù của từng ngành và tự chịu trách nhiệm về vấn đề này. Khi đó, việc giao biên chế sẽ kịp thời, các đơn vị sẽ chủ động hơn và hiệu quả hơn trong việc thực hiện chỉ tiêu biên chế được giao.

- Xin cảm ơn bà!

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn (thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập641
  • Hôm nay20,901
  • Tháng hiện tại299,031
  • Tổng lượt truy cập51,654,990
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944