Được đi học là quyền cơ bản của trẻ

Thứ sáu - 28/01/2022 02:48 774 0
GD&TĐ - Theo bà Ninh Thị Hồng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, được đi học là quyền cơ bản của trẻ. Việc gián đoạn học trực tiếp là thiệt thòi lớn, gây nhiều hệ lụy tới sự phát triển toàn diện của các em.
Được đi học là quyền cơ bản của trẻ

Nhiều hệ lụy từ học online kéo dài

Theo Bà Ninh Thị Hồng, hậu quả của đại dịch Covid-19 đang tiếp tục đè nặng lên sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của trẻ em. Dữ liệu gần đây nhất của UNICEF chỉ ra rằng, cứ 7 trẻ em thì ít nhất 1 em bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các biện pháp khóa cửa và gần 2 tỷ trẻ em đã bị ảnh hưởng tiêu cực đến việc học hành.

Sự gián đoạn và thay đổi trạng thái cuộc sống hàng ngày, giáo dục, vui chơi giải trí, và những ảnh hưởng về thu nhập và sức khỏe gia đình từ người lớn trong nhà đã khiến nhiều người trẻ cảm thấy sợ hãi, tức giận và lo lắng về tương lai.

Khi lịch sinh hoạt của trẻ bị thay đổi, không thể vui chơi ngoài trời, không được cùng gia đình đi dã ngoại, đi du lịch, không được tự do khám phá cuộc sống... thì ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, tâm lý. Trẻ có thể chán ăn, chán chơi, tính cách trở nên thất thường bởi đối với trẻ em nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa và cảm nhận cuộc sống xung quanh rất quan trọng. Nhiều trẻ bị đe dọa bởi các  nguy cơ về rối loạn cảm xúc, khủng hoảng tâm lý, trầm cảm...

Để tránh những nguy cơ đối với sức khoẻ thể chất và tinh thần cho trẻ, phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ, tranh thủ thời gian giúp trẻ tích luỹ kiến thức, kỹ năng để phát triển toàn diện… Khi trẻ tập trung vào những vấn đề không sinh công (không vận động như chơi game, tham gia mạng xã hội, nghiền phim…) sẽ làm đảo lộn nề nếp sinh hoạt. Đồng thời, cũng có thể gây ra vấn đề nghiện hành vi (nghiện game, internet) rất khó “cai”, gây hệ luỵ xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ”

Được đi học là quyền cơ bản của trẻ

Được đi học là quyền cơ bản của trẻ - Ảnh minh hoạ 2
Bà Ninh Thị Hồng.

Đối với trẻ, đến trường học trực tiếp là được hoà nhập, vui chơi giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Đây là cách tốt nhất để trẻ được hoà nhập và được phát triển. 

Bà Hồng nhấn mạnh, được tới trường là một trong những quyền lợi cơ bản nhất của trẻ em, tuy nhiên rào cản lớn nhất là tâm lý không ít phụ huynh hiện nay vẫn e ngại về vấn đề an toàn. Bà Hồng đặt câu hỏi “Trong khi các bậc cha mẹ vẫn đang cố gắng để thực hiện “bình thường mới”, với những công việc thường xuyên, đi làm để ổn định và phát triển kinh tế. Vậy sao chúng ta không yên tâm cho con đến trường? Trong khi người lớn đã làm mọi cách để hoà nhập thì trẻ em lại ở nhà?

“Trong bối cảnh hiện nay, phụ huynh còn băn khoăn trong lựa chọn việc cho con đến trường hay không. Họ hoàn toàn có quyền đó. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ hãy nghiêm túc cân nhắc lợi hại, cùng tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia y tế để đồng thuận và an tâm hơn khi con được trở lại trường” - bà Ninh Thị Hồng nói.

Bà Ninh Thị Hồng bày tỏ: “Chỉ có đến trường trẻ mới có cơ hội phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần. Ví dụ, một em bé 3 tuổi, sau 3 năm đại dịch - trường học đóng cửa, thời gian vàng phát triển nhận thức của các em đã bị phí hoài. Tương tự các cấp học cao hơn, học sinh mất đi cả cấp học thì sự thiếu hụt về các kỹ năng là khó có thể đo đếm được. Học online có thể giải quyết phần nào về vấn đề kiến thức văn hoá, song cảm xúc và các kỹ năng chỉ có hoà nhập mới có được. Mà cách hoà nhập tốt nhất đối với học sinh là đến trường học trực tiếp”.

Đến trường học trực tiếp là môi trường hoà nhập lý tưởng của học sinh mọi lứa tuổi. Khi đó các em chơi với bạn bè, giao tiếp với thầy cô giáo, nhìn thấy khuôn mặt và tương tác.

Bà Ninh Thị Hồng cũng cho rằng: Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo về mức độ an toàn khi cho trẻ em trở lại trường trong bối cảnh hiện nay. Khi hầu hết người lớn và trẻ em từ 12 tuổi đã được bảo vệ bởi vắc xin phòng Covid-19, đồng nghĩa với việc mở cửa trường học đã có sự lưu tâm đặc biệt đến sự an toàn của con trẻ.

Nói về vấn đề bảo đảm an toàn cho trẻ khi trở lại trường học, bà Hồng đề nghị: Nên tổ chức dạy học chia ca chia nhóm, tuân thủ nghiêm ngặt “5K” để dễ dàng kiểm soát, truy vết nếu có ca F0. Hướng dẫn trẻ khi ra chơi, tan học, luôn rửa tay, hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng...

“Điều quan trọng nhất là tinh thần của trẻ và tinh thần của phụ huynh. Cần chuẩn bị phương án cụ thể cho các tình huống. Ví dụ, trong trường hợp trường học, lớp học có F0 thì mỗi người cần làm gì. Nhiều điểm sáng trong thực hiện dạy học “sống chung với Covid-19” tại các địa phương cần được phát huy và nhân rộng. Phụ huynh – nhà trường – xã hội cần phối hợp chặt chẽ khi có F0, để việc đi học của trẻ không bị xáo trộn” – bà Ninh Thị Hồng nhấn mạnh.

Tác giả bài viết: Bảo Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập901
  • Hôm nay32,386
  • Tháng hiện tại310,516
  • Tổng lượt truy cập51,666,475
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944