GD-ĐT thay đổi rất tích cực sau 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện

Thứ sáu - 02/11/2018 00:19 395 0
GD&TĐ - Đó là đánh giá của đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
GD-ĐT thay đổi rất tích cực sau 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện

Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đổi thay rõ rệt

Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh nhận định: Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW, ngành Giáo dục đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về vai trò, tầm quan trọng của đổi mới GD-ĐT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chất lượng giáo dục các cấp học, trình độ đào tạo có nhiều chuyển biến tích cực, được các nước trong khu vực và trên thế giới đánh giá cao.

Nhận định giáo dục Việt Nam hiện nay, từ cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo các cấp bậc học trong 5 năm trở lại đây có rất nhiều cải thiện, đại biểu Hồ Thị Minh lấy ví dụ tại địa phương mình: Quảng Trị hiện nay, tất cả các trường học từ trung tâm huyện lỵ về đến các xã, phường, thị trấn đều có đường, các trường đều được xây dựng kiên cố hóa; trường lớp học tạm dù vẫn còn nhưng rất ít. Đội ngũ giáo viên thì ngày càng được chuẩn hóa, đó là kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, đại biểu Hồ Thị Minh cũng nêu băn khoăn về loại hình đào tạo chính quy và không chính quy. Các nước trên thế giới đều không phân biệt 2 loại hình đào tạo này, dù chính quy hay không chính quy đều giá trị bằng như nhau, nếu Luật Giáo dục (sửa đổi) khắc phục được điều này thì tới đây sẽ góp phần cải thiện chất lượng ngành Giáo dục.

Giải quyết khó khăn về đội ngũ

Thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến đội ngũ giáo viên, đại biểu Hồ Thị Minh nhắc đến những vướng mắc trong biên chế ngành Giáo dục hiện nay. Theo đó, quản lý về đào tạo do Bộ GD&ĐT, nhưng tuyển dụng lại do Bộ Nội vụ. Đại biểu cho rằng, nếu không có một văn bản quy định chung thì ngành Giáo dục sẽ rất khó khăn trong việc đảm bảo đủ đội ngũ, khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, bởi Bộ Nội vụ sẽ “đóng khung” số biên chế để thực hiện tinh giản biên chế mà mới đây nhất theo Nghị quyết 18-NQ/TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong khi đó, Bộ GD&ĐT không thể có học sinh mà không có người dạy. Đây là một trong những khó khăn của ngành Giáo dục sắp tới.

GD-ĐT thay đổi rất tích cực sau 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh hoạ/ Internet

“Tôi cho rằng, Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT cần kết hợp nhuần nhuyễn hơn nữa để làm sao có đủ giáo viên, không nên thực hiện tinh giản biên chế một cách cơ học, nếu không sẽ không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW” – đại biểu Hồ Thị Minh nêu quan điểm.

 

Ngành GD đã và đang nỗ lực trong việc tập trung nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới.

Không nên vì một sự việc cụ thể để phủ nhận những đóng góp của ngành Giáo dục. Những vấn đề hạn chế, bất cập cần nhìn nhận trách nhiệm các bộ ngành một cách hết sức khách quan. Ví dụ, việc giáo dục trẻ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội.

 
Đại biểu Hồ Thị Minh

Để nâng cao chất lượng đội ngũ, tiếp cận Luật Giáo dục (sửa đổi) một cách toàn diện, đại biểu Hồ Thị Minh thấy rằng đã có nhiều chính sách quan tâm đến đội ngũ. Tuy nhiên, đối với giáo viên hiện nay các loại hồ sơ, sổ sách rất nhiều, thời gian đầu tư vào đó rất lớn, trong khi đó lương còn thấp. Dù vấn đề lương giáo viên không đưa vào Luật, nhưng theo Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sẽ sắp xếp lại thang bảng lương. Đại biểu Minh hy vọng, thang bảng lương của giáo viên sẽ được xếp vào thang hạng đặc biệt, để các thầy cô có thể yên tâm công tác, không phải làm thêm ở bên ngoài, không tập trung toàn tâm toàn ý cho giảng dạy, làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, giáo dục.

Nhắc đến đối tượng làm công tác giảng dạy đã có tuổi và chưa đạt chuẩn, đại biểu Hồ Thị Minh cho rằng nên có chính sách cho đối tượng này được nghỉ hưu với chế độ đãi ngộ phù hợp. Hiện nay, chính sách cho những người trong ngành Giáo dục về hưu trước tuổi chưa đáp ứng được. Nếu Chính phủ làm tốt chính sách này, chúng ta sẽ đón nhận được loạt giáo viên trẻ, được đào tạo bài bản, chính quy vào ngành. Đây cũng sẽ là bước đột phá giúp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Giữ ổn định Kỳ thi THPT quốc gia

Một trong những kết quả đáng ghi nhận là việc tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia. Đại biểu Hồ Thị Minh cho rằng, việc thi cử trước năm 2015 còn nặng nề, mỗi năm phải tổ chức nhiều kỳ thi, nhiều đợt thi liên tiếp trong khoảng thời gian hơn một tháng cho cùng một đối tượng thí sinh học xong chương trình THPT (thi tốt nghiệp THPT với khoảng gần 1 triệu thí sinh dự thi và 3 đợt thi ĐH, CĐ với khoảng 1,5 triệu đến 1,8 triệu lượt thí sinh tham gia). Học sinh các tỉnh xa phải lên Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn để dự thi rất vất vả, áp lực, tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc của thí sinh, phụ huynh và toàn xã hội. Ngoài ra, các tiêu cực trong thi cử ở Đồi Ngô, Phú Xuyên trước đó khiến dư luận rất bức xúc.

Bộ GD&ĐT đã xây dựng phương án đổi mới thi với mục tiêu khắc phục các bất cập nêu trên, đảm bảo trung thực, khách quan, giảm áp lực, giảm chi phí đối với thí sinh, gia đình, xã hội. Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia đã kế thừa được những ưu điểm và kết quả đạt được, khắc phục những bất cập của các kỳ thi trước đó, đảm bảo tính liên tục của lộ trình đổi mới thi, không gây xáo trộn cho giáo viên và học sinh, phù hợp với Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học và phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới.

“Việc tổ chức một kỳ thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời cung cấp dữ liệu làm cơ sở để tuyển sinh ĐH, CĐ tiết kiệm cho nhân dân một khoản tiền rất lớn. Xã hội, phụ huynh rất ghi nhận việc này. Năm vừa rồi có sự cố ở một số tỉnh, Bộ GD&ĐT cần có giải pháp khắc phục. Tôi cho rằng, Bộ GD&ĐT cần giữ vững lập trường để giữ ổn định kỳ thi này” – đại biểu Hồ Thị Minh nêu quan điểm.

Tác giả bài viết: Thảo Đan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay22,392
  • Tháng hiện tại300,522
  • Tổng lượt truy cập51,656,481
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944