Gia Lai: Giáo viên lên nương rẫy giao bài tập cho học sinh

Thứ ba - 22/03/2022 01:09 222 0
GD&TĐ - Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai luôn cố gắng vượt khó để đảm bảo chất lượng dạy học.
Gia Lai: Giáo viên lên nương rẫy giao bài tập cho học sinh

Ở những vùng sâu, vùng xa giáo viên đến tận làng, nương rẫy giao bài và hướng dẫn học sinh học tập.

Thầy Hoàng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú Tiểu học Lê Văn Tám (xã Krong, huyện Kbang, Gia Lai) cho hay: Toàn trường có 484 học sinh với 35 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nên có khoảng thời gian nhà trường phải tổ chức dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn, nhiều học sinh không có thiết bị học trực tuyến, giáo viên phải hướng dẫn các em qua Zalo, phát phiếu bài tập tại nhà…

“Trong 484 học sinh của trường chỉ có 30 em là dân tộc Kinh, còn lại chủ yếu là người Bana. Bà con nơi đây làm nương rẫy nên các em thường theo bố mẹ lên ở nhà đầm (chòi rẫy) có khi vài ngày mới về nhà. Vì vậy, việc phát phiếu bài tập và hướng dẫn học sinh học tập rất khó khăn. Nhiều thầy, cô giáo phải men theo con đường mòn để đến nương rẫy giao bài tập cho học sinh”, thầy Ngọc chia sẻ.

Tương tự, tại Trường Tiểu học Sơn Lang (xã Sơn Lang, huyện Kbang) thầy cô vừa dạy trực tuyến trên lớp, vừa phát phiếu bài tập tại nhà cho những học sinh liên quan đến yếu tố dịch tễ.

Gia Lai: Giáo viên lên nương rẫy giao bài tập cho học sinh - Ảnh minh hoạ 2
Học sinh Trường PTDT Bán trú Tiểu học Lê Văn Tám học tập tại nhà do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Cô Nguyễn Thị Phượng, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Trường có 19 cán bộ, giáo viên và nhân viên phụ trách quản lý, giảng dạy 257 học sinh với 10 lớp.

Theo cô Phượng, một số phụ huynh học sinh nhận thức còn hạn chế, ít quan tâm đến con em mình. Do đó, gia đình “giao khoán” các em cho nhà trường dẫn đến chất lượng học sinh yếu vẫn còn. Chính vì vậy, giáo viên phải thường xuyên quan tâm, hỗ trợ các em không chỉ trong học tập mà cả cuộc sống.

Trong đỉnh điểm đợt dịch vừa qua, nhà trường không thể tổ chức dạy học trực tuyến mà chủ yếu phát phiếu bài tập cho học sinh. Tuy nhiên, những em lớp lớn thường theo bố mẹ đi làm nương rẫy nên khó khăn trong công tác hướng dẫn học sinh học tập. “Tuy quãng đường giao bài tập cho học sinh khá xa, chủ yếu đường đồi núi. Nhưng giáo viên luôn cố gắng vượt khó để tất cả học sinh đều được tiếp thu kiến thức”, cô Phượng tâm sự.

Ông Lê Thanh Hải – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Kbang cho biết: Trong học kỳ I, năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng của dịch bệnh nên có thời điểm các trường phải tổ chức dạy học trực tuyến. Tuy nhiên, trang thiết bị và đường truyền Internet hạn chế nên giáo viên chủ yếu giao phiếu bài tập và hướng dẫn các em ôn tập kiến thức tại nhà. Dù khó khăn, vất vả nhưng giáo viên đều nỗ lực, quyết tâm để mang con chữ đến cho học trò.

Tác giả bài viết: Dung Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1392 | lượt tải:303

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1125 | lượt tải:288

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2411 | lượt tải:380

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2911 | lượt tải:480

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2231 | lượt tải:324
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập191
  • Hôm nay16,227
  • Tháng hiện tại43,448
  • Tổng lượt truy cập50,591,824
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944