Giải bài toán chất lượng đào tạo nghề Công tác xã hội

Thứ bảy - 21/04/2018 06:06 652 0
GD&TĐ - Bên cạnh những hạn chế, bấp cập trong khung pháp lý quy định về hoạt động nghề Công tác xã hội, hiện nay, số lượng và chất lượng nguồn lao động nghề Công tác xã hội chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hoạt động, thực hành nghề.
Giải bài toán chất lượng đào tạo nghề Công tác xã hội

Nhiều bất cập trong đào tạo và hoạt động nghề

Theo Th.s Lê Chí An – khoa Công tác xã hội (Trường ĐH Thủ Dầu Một), nghề Công tác xã hội Việt Nam đang đứng trước vận hội mới và thách thức mới, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Hiện nay, cả nước có hom 50 cơ sở đào tạo công tác xã hội các bậc cao đẳng, đại học và sau đại học, chưa kể hệ thống các trường nghề của ngành lao động thương binh và xã hội.

Thực tế, cả hai ngành giáo dục và ngành lao động thương binh và xã hội đã và đang nỗ lực hoàn thiện công tác giáo dục và đào tạo công tác xã hội. Tuy nhiên, chúng ta đang lúng túng và phải vận dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau trong xây dựng và phát triển chương trình đào tạo công tác xã hội.

Có cùng quan điểm về thực trạng đào tạo nghề Công tác xã hội hiện nay tại các cơ sở đào tạo, ThS. Nguyễn Kim Loan – Bộ môn Công tác xã hội, chuyên biệt (Trường ĐH Lao động – Xã hội) nhìn nhận: “Công tác xã hội là ngành khoa học ứng dụng.Giảng dạy thực hành công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực làm việc thực tiễn của sinh viên với các đối tượng cụ thể trong bối cảnh thực tiễn.

Tuy nhiên, hoạt động giảng dạy và học tập này hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể là những khó khăn liên quan tới địa bàn thực hành, năng lực của đội ngũ cán bộ hỗ trợ tại cơ sở, của các giảng viên được phân công giảng dạy thực hành nghề Công tác xã hội và đặc biệt chưa có cơ chế để thúc đẩy sự vào cuộc của các đối tác có liên quan tới chương trình đào tạo thực hành”.

Quy hoạch mạng lưới và đổi mới chương trình

“Chất lượng nguồn nhân lực Công tác xã hội là một yếu tố quan trọng để hoạt động nghề Công tác xã hội trở nên chuyên nghiệp và đáp ứng được nhu cầu xã hội. Trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng trong hoạt động Công tác xã hội, đặc biệt đối với việc hành nghề của nhân viên Công tác xã hội.

Để hành nghề một cách hiệu quả đòi hỏi nhân viên Công tác xã hội không chỉ có những kiến thức thực tế, kinh nghiệm, mà còn phải nắm được hệ thống lý thuyết, phương pháp thực hành công tác xã hội. Đồng thời, nhân viên cũng phải có kiến thức cũng như hiểu biết sâu rộng về các vấn đề trong đời sống xã hội, cần có những kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt của đối tượng trợ giúp” - Th.s Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề Công tác xã hội, Th.s Lê Chí An – khoa Công tác xã hội (Trường ĐH Thủ Dầu Một) cho rằng cần thực hiện quy hoạch tập trung đào tạo ngành công tác xã hội theo các vùng.

Hiện nay, số lượng trường đại học, cao đẳng, học viện có mở ngành đào tạo Công tác xã hội ngày càng nhiều vượt quá khả năng đào tạo và nhu cầu tuyển dụng của xã hội. Vì thế, nhà nước cần mạnh dạn quy hoạch lại hệ thống trường đào tạo Công tác xã hội, mỗi vùng chỉ cần xây dựng 1-2 trường có đào tạo Công tác xã hội. Như vậy, cả nước có khoảng 3-6 trường đào tạo đại học và khoảng 2-3 trường đào tạo sau đại học ngành Công tác xã hội.

Theo đó, thiết lập hai tổ chức của ngành Công tác xã hội, trong đó, Hiệp hội Nhân viên Xã hội và Hiệp hội các trường Công tác xã hội. Hai tổ chức này sẽ quy định chương trình đào tạo các cấp từ đại học tới sau đại học; các tiêu chuẩn đào tạo, sứ mạng, tầm nhìn, mục đích chung của Công tác xã hội nước ta. Xúc tiến để hai tổ chức này trở thành hội viên chính thức của Liên đoàn quốc tế Nhân viên xã hội (IFSW) và Hiệp hội quốc tế các trường Công tác xã hội(IASSW) nhằm tiếp nhận các chi viện, hỗ trợ chuyên môn để phát triển Công tác xã hội.

Với góc nhìn từ thực tiễn hoạt động nghề Công tác xã hội, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, hầu hết các cán bộ làm Công tác xã hội hiện nay là những người chưa trực tiếp trải qua chương trình đào tạo Công tác xã hội chuyên nghiệp, hoặc mới chỉ tham gia các lớp đào tạo Công tác xã hội hệ vừa học vừa làm, đào tạo ngắn hạn. Với chất lượng và số lượng cán bộ Công tác xã hội còn nhiều hạn chế đã không thể đáp ứng được nhu cầu giải quyết các vấn đề xã hội. 

Tác giả bài viết: Đại Khải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1346 | lượt tải:293

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1042 | lượt tải:272

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2347 | lượt tải:370

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2889 | lượt tải:471

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2212 | lượt tải:317
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay3,487
  • Tháng hiện tại3,487
  • Tổng lượt truy cập49,709,252
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944