Giải pháp nào giữ vị thế cho chữ Mông Việt Nam

Chủ nhật - 06/10/2019 20:56 720 0

Giải pháp nào giữ vị thế cho chữ Mông Việt Nam

GD&TĐ - Hiện nay, bộ chữ Mông Việt Nam đang được đưa vào dạy học trong trường học. Tuy nhiên có quá ít tài liệu, ấn phẩm, phương tiện sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, dẫn đến việc phổ biến và ứng dụng còn hạn chế.

Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ GD&ĐT) đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm giúp bộ chữ Mông Việt Nam phát huy, phát triển đáp ứng nhu cầu sử dụng của đồng bào Mông.

Nhiều ưu điểm bộ chữ Mông Việt Nam

Theo Vụ giáo dục dân tộc, hiện đang có một bộ chữ Mông khác gọi là chữ Mông Mỹ được sử dụng rộng rãi trong các văn bản Kinh thánh (Tin Lành), trang mạng Internet, băng đĩa Karaoke, truyện tranh, tờ rơi… Do tần suất sử dụng nhiều và rộng rãi nên bộ chữ Mông Mỹ có nhiều người biết và sử dụng.

Tuy nhiên, nếu đem so sánh bộ chữ Mông Việt Nam và bộ chữ Mông Mỹ, bộ chữ Mông Việt Nam có ưu điểm vượt trội.

Giải pháp nào giữ vị thế cho chữ Mông Việt Nam - Ảnh minh hoạ 2

Chữ Mông Việt Nam cần được đưa vào cuộc sống nhiều hơn 

(ảnh minh họa)

Chẳng hạn như bộ chữ Mông Việt Nam có hệ thống ký tự đơn giản hơn (số âm ghi bằng 3, 4 ký tự ít hơn), có bộ vần nhiều hơn (nhiều gấp 5 lần).

Đặc biệt chữ Mông Việt Nam có khả năng ghi âm đầy đủ và chính xác tiếng của 5 ngành Mông (chữ Mông Mỹ chỉ ghi âm được tiếng Mông Trắng)…

Từ những ưu điểm của chữ Mông Việt Nam, chắc chắn sẽ đảm bảo cho việc thống nhất và phát triển ngôn ngữ dân tộc Mông.

Để ưu thế được phát huy

Để bộ chữ Mông Việt Nam, ngày càng được phát huy, phát triển đáp ứng nhu cầu sử dụng của đồng bào Mông, Vụ Giáo dục dân tộc (Bộ GD&ĐT) đã chỉ ra yêu cầu triển khai một số vấn đề trong thực tế.

Trước hết, cần tiếp tục mở rộng quy mô dạy học tiếng Mông trong trường phổ thông, trong trung tâm giáo dục thường xuyên.

Cùng đó, đẩy mạnh việc đào tạo GV dạy tiếng Mông trong các trường sư phạm vùng dân tộc Mông, đảm bảo cung cấp đội ngũ GV dạy tiếng Mông chuẩn chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu học tiếng Mông của trẻ em dân tộc Mông.

Mặt khác, tiếp tục thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tiếng Mông và chữ Mông Việt Nam cho đội ngũ cán bộ công chức công tác ở vùng dân tộc Mông, nhất là đội ngũ GV. Các hoạt động dạy và học sẽ góp phần tích cực trong việc mở rộng không gian sử dụng, thực hành tiếng Mông và chữ Mông Việt Nam.

Chính quyền các địa phương vùng dân tộc Mông cần quan tâm công tác tuyên truyền về chữ Mông Việt Nam. Đẩy mạnh nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Mông.

Chú trọng công tác sưu tầm văn hóa truyền thống của dân tộc Mông. Tổ chức công bố, giới thiệu các giá trị văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ, văn học, phong tục tập quán, sinh hoạt của người Mông.

Giải pháp nào giữ vị thế cho chữ Mông Việt Nam - Ảnh minh hoạ 3

Cần đảm bảo số lượng GV biết tiếng Mông ở những vùng có nhiều HS người Mông  (ảnh minh họa)

Việc xuất bản các ấn phẩm văn hóa bằng chữ Mông Việt Nam để đồng bào Mông được thường xuyên tiếp xúc với chữ Mông Việt Nam cũng cần được đẩy mạnh.

Đặc biệt, các cơ quan văn hóa, giáo dục, y tế, nông - lâm nghiệp... của các địa phương vùng đồng bào Mông cần tích cực và năng động sáng tạo trong việc biên soạn, in ấn và phát hành các tài liệu, ấn phẩm, phim ảnh, tờ rơi... bằng chữ Mông Việt Nam. 

Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu sử dụng chữ Mông đang đòi hỏi các cấp, các ngành và toàn thể đồng bào Mông tiếp tục chung tay xây dựng môi trường ngôn ngữ và đẩy mạnh sử dụng chữ viết để chữ Mông Việt Nam ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và giữ vị thế quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Mông ở Việt Nam.

Tác giả bài viết: Đức Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập825
  • Hôm nay29,583
  • Tháng hiện tại307,713
  • Tổng lượt truy cập51,663,672
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944