Tiếp thị qua hoạt động ngoài giờ?

Thứ bảy - 05/10/2019 23:34 340 0

Tiếp thị qua hoạt động ngoài giờ?

GD&TĐ - Mới đây, Sở GD&ĐT TPHCM có văn bản hướng dẫn về xây dựng kế hoạch giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động trải nghiệm trong trường học.

Trong văn bản, Sở yêu cầu các đơn vị giáo dục không được tổ chức tư vấn du học trong trường dưới mọi hình thức; Hạn chế tối đa quảng cáo tuyển sinh cho các trường đại học trong giờ sinh hoạt dưới cờ.

Giáo dục ngoài giờ lên lớp và tổ chức các hoạt động trải nghiệm là một hình thức dạy học đã và đang được đẩy mạnh trong nhà trường. Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn được bố trí xuyên suốt từ lớp 1 - 12. Đây thực tế là hoạt động bổ ích cho học sinh ngoài những hoạt động dạy và học văn hóa ở trên lớp. Bởi hoạt động này là yếu tố quan trọng, quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều trường học do gặp khó khăn về mặt tài chính, nhân sự, cũng như lúng túng trong khâu tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, trải nghiệm nên đã “nương” vào các chương trình được dựng sẵn của các tổ chức, đơn vị bên ngoài. Đó có thể là ngày hội giới thiệu học bổng của một tổ chức du học, ngày hội tư vấn tuyển sinh của một trường đại học, chương trình giáo dục kỹ năng tài chính của một ngân hàng, chương trình giáo dục dinh dưỡng của một hãng sữa …

Mục tiêu các chương trình do tổ chức bên ngoài đặt ra bao giờ cũng nói đến cái lợi cho học sinh: Được thông tin tư vấn, giáo dục, được vui chơi, tặng quà… Về phía nhà trường chỉ cần tạo điều kiện sân bãi, phòng ốc, triệu tập học sinh. Không tốn kém gì nhiều, lại có hẳn một chương trình ngoài giờ lên lớp hay hoạt động trải nghiệm hoành tráng, lại còn được lợi bởi đơn vị tài trợ có thể tặng thêm cơ sở vật chất, quỹ học bổng hay quà cáp, nên nhiều trường không “dại” gì bỏ qua khi được đề nghị hợp tác.

Tuy nhiên, song hành cùng những cái lợi trước mắt, các hoạt động ngoài giờ, trải nghiệm theo hình thức hợp tác này cũng… lợi bất cập hại. Những đơn vị đại học, tổ chức du học, ngân hàng hay hãng sữa, hãng băng vệ sinh… vào trường học, nhất là mảng phổ thông, đều có mục tiêu rõ ràng là tiếp thị.

Một cán bộ tuyển sinh đại học bật mí: Sở dĩ, những năm qua số học sinh đăng ký xét tuyển vào trường anh tăng mạnh là do trường chịu đầu tư cho các chương trình tư vấn tuyển sinh đến từng trường THPT. Năm nào đi địa phương nào về, năm ấy số học sinh địa phương ấy vào trường đông hơn hẳn. Có trường còn theo dõi danh sách sinh viên đến từ trường THPT nào hằng năm để còn có biện pháp chăm sóc nhà trường và hiệu trưởng. Nói tư vấn tuyển sinh, tư vấn du học nhưng không phải tư vấn vô tư mà có định hướng hẳn hoi. Vì thế có chuyện từng xảy ra ở một trường ngoài công lập, học sinh được thầy cô định hướng luôn là nguyện vọng X, Y, Z là nên ghi trường A, B này để đảm bảo… đậu!

Khi quyền lợi của học sinh không phải là trung tâm thì ý nghĩa của giáo dục qua các hoạt động mang tính chất lồng ghép tiếp thị, quảng cáo trong giờ hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp nói trên đã không còn thuần túy trong sáng như mục tiêu. Chưa kể, để tổ chức các chương trình này với số đông HS nhằm làm hài lòng nhà tổ chức, các trường khó có thể đưa ra ngoài giờ, nên thường cắt xén chương trình chính khóa, ráp chung vào hoạt động dưới cờ. Khuôn viên trường học để hài lòng đối tác cũng nhan nhản tờ rơi quảng cáo, băng rôn làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục vốn trong lành, đẹp đẽ.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đòi hỏi phải có sự phối hợp tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhưng nhà trường phải giữ vai trò chủ đạo. Xã hội hóa hoạt động này không có nghĩa là thương mại hóa, khoán trắng cho các đơn vị, tổ chức bên ngoài, ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục nói chung. Để hoạt động này đảm bảo ý nghĩa, mục tiêu chương trình đề ra, rất cần tâm và tầm của “thuyền trưởng” các đơn vị trường học!

Tác giả bài viết: Tâm An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập758
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm757
  • Hôm nay28,111
  • Tháng hiện tại306,241
  • Tổng lượt truy cập51,662,200
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944