Giám sát giao nhận, uống sữa của học sinh tại nhà trường

Thứ sáu - 14/09/2018 12:24 462 0
GD&TĐ - Khẳng định tính nhân văn của chương trình Sữa học đường, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết sẽ triển khai hiệu quả tại các trường học trên địa bàn và đảm bảo tuyệt đối về chất lượng của sữa.
Giám sát giao nhận, uống sữa của học sinh tại nhà trường

Chiều 14/9, tại buổi trao đổi thông tin về Chương trình Sữa học đường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến khẳng định: Chương trình Sữa học đường có giá trị nhân văn rất cao, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em Việt Nam trong tương lai.

Thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường của TP Hà Nội, hiện nay các nhà trường mầm non, tiểu học đang tiến hành cho phụ huynh đăng ký để khảo sát nhu cầu.

“Sữa học đường là chương trình hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc nên phụ huynh học sinh có thể đăng ký khi có nhu cầu. Những phụ huynh chưa đăng ký có thể đăng ký bổ sung”- ông Phạm Xuân Tiến cho biết.

Mức giá cho 1 hộp sữa 180 ml dự kiến tối đa là 6800 đồng/ 1 hộp, không tăng giá đến hết năm 2020, trong đó Ngân sách thành phố hỗ trợ 30%, doanh nghiệp cung cấp hỗ trợ 20% và phụ huynh chỉ phải đóng góp 50%, nghĩa là không quá 3400 đồng/ 1 hộp sữa tươi 180 ml.

Đây là mức giá rất rẻ do đã được trợ giá, và vẫn có chất lượng tốt, đảm bảo các điều kiện quy định hiện hành của Bộ Y tế. Để cung cấp sữa cho 1,2 triệu học sinh trong 1 ngày đòi hỏi đó là một doanh nghiệp lớn, có tiềm lực và chắc chắn đó sẽ là một thương hiệu lớn, được người dân tin tưởng.

Ông Nguyễn Viết Cẩn – Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, chương trình đấu thầu mua hồ sơ tham gia cung cấp sữa cho Chương trình Sữa học đường được bắt đầu từ ngày 11/9 đến 1/10. Sau 3 ngày (đến 14/9) đã có 7 hãng sữa đăng ký mua hồ sơ đấu thầu.

Hãng sữa nào trúng thầu cũng phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật của bộ Y tế đưa ra trong việc cung cấp sữa học đường cho trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học. Việc sản xuất sữa cũng phải có quy trình theo tiêu chuẩn quốc tế đã quy định về sản xuất sữa.

Để đảm bảo việc thực hiện Chương trình Sữa học đường diễn ra đạt mục tiêu, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ thành lập Ban chỉ đạo quản lý và giám sát. Sở Y tế Hà Nội có trách nhiệm giám sát về thông số kỹ thuật theo yêu cầu của Chương trình Sữa học đường TP Hà Nội. Cùng với đó là giám sát giao nhận, uống sữa của các em học sinh tại nhà trường.

Giám sát giao nhận, uống sữa của học sinh tại nhà trường - Ảnh minh hoạ 2
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nghiên cứu viên cao cấp, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia trả lời những thắc mắc về Chương trình Sữa học đường

Trước băn khoăn của phụ huynh về sự khác nhau giữa Sữa học đường và sữa ngoài thị trường, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nghiên cứu viên cao cấp, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho hay:

Sữa trong Đề án Sữa học đường ngoài việc đảm bảo dinh dường còn đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, Sữa học đường là sữa chuyên biệt và được tăng cường vi chất so với các loại sữa thông thường bán trên thị trường.

“Ban chỉ đạo định kỳ lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra và đảm bảo về hạn sử dụng cũng như chất lượng sữa”- bà Lâm nhấn mạnh và lưu ý các trường, ngoài chất lượng sữa, cần quan tâm đến khâu vận chuyển và kho lưu trữ. Nếu có biểu hiện hộp bị bóp méo trong quá trình vận chuyển thì không cho học sinh sử dụng.

Ngày 5/7/2018, HĐND TP Hà Nội đã ban hành Nghị quyết 06 Quy định cơ chế hỗ trợ, đóng góp thực hiện Đề án Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc TE mẫu giáo và HS tiểu học trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020.
Theo đó, trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học được uống sữa tươi 5 lần/tuần của 9 tháng đi học, mỗi lần uống 1 hộp 180ml. Sẽ có khoảng 1.541.833 trẻ mẫu giáo và 2.364.832 HS tiểu học được hưởng thụ.
Đề án đặt ra mục tiêu, tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần TE mẫu giáo và HS tiểu học đạt trên 40% và đáp ứng thêm 30% nhu cầu sắt, canxi và vitamin D. Và sẽ giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở TE mẫu giáo và HS tiểu học xuống dưới 5,5%. Đồng thời, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở TE mẫu giáo xuống dưới 13,5%, trung bình 0,3%/năm và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở HS tiểu học trung bình mỗi năm 0,2%.

Tác giả bài viết: Lan Anh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập596
  • Hôm nay17,121
  • Tháng hiện tại295,251
  • Tổng lượt truy cập51,651,210
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944