Giáo dục thể chất: Phối hợp nguồn lực, phát huy thế mạnh

Thứ bảy - 26/03/2022 18:29 152 0
GD&TĐ - Để phát huy lợi thế môn học Giáo dục thể chất, cần đầu tư nguồn lực xứng đáng; kết hợp chương trình, đề án phát triển phong trào thể dục thể thao (TDTT) trong trường học.
Giáo dục thể chất: Phối hợp nguồn lực, phát huy thế mạnh

Đó là nhận định của PGS.TS Đinh Quang Ngọc - Viện trưởng Viện KH&CN Thể dục thể thao (Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh).

Tìm kiếm tài năng thể thao từ học đường

- Ngoài môn GDTC, ngành Giáo dục đã và đang thực hiện Chương trình sức khỏe học đường, Đề án nâng cao thể trạng và tầm vóc cho thanh, thiếu niên… Theo ông, các chương trình này có tác động thế nào tới công tác GDTC trong trường học?

Giáo dục thể chất: Phối hợp nguồn lực, phát huy thế mạnh - Ảnh minh hoạ 2
PGS.TS Đinh Quang Ngọc.

- Phát triển thể thao trường học là một trong những định hướng quan trọng của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành liên quan, nhằm tạo ra một môi trường rèn luyện lành mạnh, giúp phát triển toàn diện thể lực, thể chất cho học sinh ở mọi cấp học. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cũng như các bộ, ngành liên quan, nhà trường đã và đang tìm cách để ngày càng tăng cường công tác GDTC, phát triển phong trào tập luyện thể thao trong các trường học.

Việc đổi mới chương trình GDTC theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, đưa GDTC trở thành môn học bắt buộc ngay từ tiểu học, đã cho thấy sự quan tâm, coi trọng của Nhà nước và cả xã hội về vấn đề thể lực, thể chất của học sinh - thế hệ tương lai của đất nước. Điều này có tác động tích cực tới phong trào TDTT học đường nói chung và môn GDTC trong trường học nói riêng.

- Trong các trường học hiện nay, phong trào TDTT đang nhận được các nguồn lực đầu tư nào? Nguồn lực nào có thể huy động để hỗ trợ tốt nhất cho phong trào TDTT học đường, thưa ông?

- Với vấn đề huy động nguồn lực đầu tư để phát triển phong trào TDTT trong trường học, theo quan điểm của tôi: Có nhiều nguồn lực có thể huy động để đầu tư cho phát triển TDTT trường học. Trong đó, phối hợp với các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia huy động nguồn tài trợ từ xã hội để phát triển các môn thể thao trong trường học. Phối hợp với trung tâm thể thao, trung tâm dịch vụ TDTT, tổ chức tập luyện ngoại khóa các môn thể thao theo nhu cầu của học sinh và phụ huynh học sinh…

Cụ thể, ngành GD-ĐT và các cơ sở giáo dục có thể phối hợp với liên đoàn, hiệp hội các môn thể thao quốc gia, khu vực… huy động nguồn lực từ xã hội (như các tập đoàn, doanh nghiệp…) để đầu tư, phát triển các môn thể thao học đường. Thực tế, đây cũng chính là một trong những định hướng quan trọng của các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, khu vực.

Việc phát triển phong trào tập luyện các môn thể thao trong trường học, một mặt phát triển thể chất cho học sinh, mặt khác chính là tạo nguồn tuyển chọn tài năng thể thao thành tích cao cho các tuyến đào tạo của từng môn thể thao.

Ví dụ, Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam trong những năm gần đây, đã xây dựng chiến lược dài hạn, phát triển bóng rổ học đường tại các khu vực, địa phương trong phạm vi toàn quốc. Trong đó, huy động nhiều nguồn lực xã hội, đầu tư, hỗ trợ các nhà trường cả về cơ sở vật chất, chương trình, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng… để phát triển phong trào tập luyện bóng rổ.

Các hoạt động cụ thể này, một mặt đã hỗ trợ rất đắc lực cho các nhà trường trong việc phát triển phong trào tập luyện và thi đấu môn bóng rổ ở nhiều địa phương. Mặt khác, đã tạo ra hiệu ứng tốt, phát triển rộng khắp phong trào tập luyện bóng rổ cho học sinh, thanh, thiếu niên… ở một số tỉnh, thành phố. Qua đó, giúp các địa phương phát hiện và tìm kiếm được nhiều tài năng thể thao trong môn bóng rổ. Như vậy, có thể nói, đây là “một mũi tên trúng hai đích”.

Giáo dục thể chất: Phối hợp nguồn lực, phát huy thế mạnh - Ảnh minh hoạ 3
     Ảnh: INT

Giúp trò phát huy thế mạnh

– Vậy về phía các nhà trường, có thể chủ động tìm kiếm nguồn lực nào để đẩy mạnh phong trào TDTT và các hoạt động GDTC cho học sinh, thưa ông?

- Đối với trung tâm thể thao, trung tâm dịch vụ thể thao… các nhà trường có thể phối hợp để tổ chức lớp học, câu lạc bộ thể thao theo nhu cầu của học sinh và phụ huynh (có thể là môn thể thao mà nhà trường tổ chức giảng dạy theo chương trình GDTC, cũng có thể là môn thể thao theo sở thích của các em…) Qua đó, huy động chính nguồn lực từ gia đình học sinh để phát triển thể thao học đường, phát triển thể chất và thể lực cho học sinh.

- Vai trò GDTC cho thế hệ trẻ thường gắn với thể thao học đường, trong khi thời lượng môn GDTC chỉ 1 - 2 tiết/tuần. Theo ông, đâu là giải pháp chính để nâng cao thể chất cho học sinh và nâng cao vị thế môn GDTC trong trường học?

- Tại Lễ công bố Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền. Trong đó lưu ý quán triệt tinh thần chung là: Giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, học sinh là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, trong đó ngành Giáo dục và ngành Y tế đóng vai trò nòng cốt; các bộ, ngành, cơ quan liên quan phối hợp về chuyên môn…

Cùng đó, các nguồn lực có thể tham gia hỗ trợ phong trào TDTT học đường như đã nêu ở trên, chỉ là hai trong số rất nhiều hình thức, cách thức khác nhau để huy động nguồn lực cho phát triển TDTT học đường. Vấn đề giáo dục nói chung và GDTC nói riêng không chỉ là trách nhiệm của các trường học, mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

Học sinh chính là tương lai của đất nước, sức khỏe, sự phát triển thể chất của học sinh chính là sự đại diện cho sức mạnh của quốc gia, của dân tộc ở hiện tại và tương lai. Vì vậy, toàn xã hội cần chung tay, góp sức vì một thế hệ tương lai khỏe mạnh cả về thể lực và trí lực.

– Trân trọng cảm ơn ông!

Tác giả bài viết: Kim Thoa (Thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập625
  • Hôm nay60,444
  • Tháng hiện tại338,574
  • Tổng lượt truy cập51,694,533
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944