Giáo dục Tiểu học Lâm Đồng: Sẵn sàng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới

Thứ ba - 24/09/2019 12:25 442 0

Giáo dục Tiểu học Lâm Đồng: Sẵn sàng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới

GD&TĐ - Năm học 2019 - 2020 được ngành GD&ĐT Lâm Đồng xác định năm bản lề để toàn ngành chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới. Đặc biệt, cấp Tiểu học với những thay đổi cơ bản càng đòi hỏi đưa các giải pháp để bước vào triển khai hiệu quả.

Tiền đề vững chắc cho CTGDPT mới

Năm học vừa qua, Lâm Đồng có 251 trường tiểu học và 17 trường TH-THCS, với tổng số 126.472 học sinh và 4.163 lớp. Tỉ lệ bình quân 30 học sinh/lớp, số phòng học văn hóa bình quân đạt 0,9 phòng học/lớp, tỉ lệ giáo viên bình quân đạt tỉ lệ 1,5 gv/lớp.

Đặc biệt ngành GD&ĐT Lâm Đồng có tới 192/251 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 76,5%. Và đến nay đã có 179/251 trường đã tổ chức được dạy học 2 buổi/ngày, tỉ lệ 71.3%.

Tiếng Anh và Tin học là 2 môn học bắt buộc từ  lớp 3 trong CTGDPT mới. Với nhiều địa phương đây là thách thức bởi thiếu giáo viên, cơ sở trang thiết bị dạy học thì giáo dục Lâm Đồng đã đảm bảo khá tốt điều kiện này trước khi bước vào triển khai.

Giáo dục Tiểu học Lâm Đồng: Sẵn sàng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới - Ảnh minh hoạ 2

 Giáo dục tiểu học Lâm Đồng tích cực đổi mới phương pháp dạy học. 

Đến nay, dạy học tiếng Anh chương trình 4 tiết/tuần của ngành Tiểu học Lâm Đồng đạt tỉ lệ cao 73.3% tương đương 194/251 trường. Môn Tin học được triển khai tại 210/251 trường, tỉ lệ 83.6%.

Toàn tỉnh có 160/251 trường áp dụng dạy học theo mô hình trường học mới và duy trì đã 6 năm. Số trường dạy học theo tài liệu Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục là 203/251 trường (80.1%).

Năm học vừa qua, giáo dục tiểu học Lâm Đồng được Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) đánh giá hoàn thành xuất sắc các tiêu chí. Những kết quả là tiền đề vững chắc để giáo dục Tiểu học Lâm Đồng bước vào triển khai CTGDPT mới.

Triển khai đồng loạt giải pháp

Theo ông Nguyễn Duy Hải – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD&ĐT Lâm Đồng: Để thực hiện CTGDPT mới đạt hiệu quả cao, ngành giáo dục tiểu học Lâm Đồng đã đưa ra hàng loạt giải pháp cần triển khai.

Trước tiên, sở GD&ĐT Lâm Đồng, phòng GD&ĐT các huyện, thành phố đã chủ động tham mưu, chỉ đạo triển khai CTGDPT mới. Cùng đó thành lập Ban chỉ đạo, Ban hành Kế hoạch, xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm, huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện CTGDPT mới theo lộ trình quy định.

Ngành giáo dục cũng thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các trường tiểu học theo nguyên tắc đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh, tạo thuận lợi cho người dân; phù hợp với quy hoạch.        

Công tác rà soát, sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên tiểu học được tiến hành cẩn trọng. Sau khi xác định nhu cầu giáo viên ở từng môn học, lớp học sẽ đề xuất kế hoạch tuyển dụng, sắp xếp, bổ sung đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới với định biên 1,5 giáo viên/lớp. Với môn Tin học và Tiếng Anh, đội ngũ giáo viên được cơ cấu đủ để dạy các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định.       

Để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ngành giáo dục sẽ thực hiện rà soát, đánh giá lại điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có. Mặt khác, xây dựng kế hoạch, lộ trình sửa chữa, nâng cấp, bổ sung điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ dạy học.

Đặc biệt chú ý đảm bảo tối đa điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho các trường tiểu học, thực hiện tổ chức dạy học 9-10 buổi/tuần và đảm bảo tỉ lệ phòng học văn hóa đạt tỉ lệ 1 phòng/lớp.       

Giáo dục Tiểu học Lâm Đồng: Sẵn sàng triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới - Ảnh minh hoạ 3
GV sẽ được tập huấn, bồi dưỡng để thực hiện tốt CTGDPT mới 

Thực hiện các giải pháp đổi mới trong tổ chức hoạt động dạy học cũng được đề ra khi triển khai CTGDPT mới. Ngành sẽ tăng cường tập huấn, hướng dẫn GV về hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của HS…  

Để sẵn sàng cho CTGDPT mới, các trường tiểu học sẽ bồi dưỡng từng GV nắm vững cấu trúc chương trình lớp học trước khi thực hiện. Trong quá trình bồi dưỡng chú trọng nâng cao kĩ năng sư phạm, xây dựng lựa chọn nội dung chương trình dạy học, khuyến khích tinh thần sáng tạo của mỗi GV.

Ông Nguyễn Duy Hải cũng cho biết, việc tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV, CBQL về thực hiện CTGDPT mới sẽ được đẩy mạnh. Đặc biệt, với khối lớp 1, sẽ tập huấn cụ thể từng GV tham gia tổ chuyên môn, cùng xây dựng kế hoạch cá nhân, kịp thời phát hiện thuận lợi, khó khăn và đề xuất biện pháp giải quyết về chuyên môn, nghiệp vụ khi thực hiện CT, SGK mới…

Sẽ đẩy mạnh truyền thông về giáo dục tiểu học, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ GDĐT về đổi mới và phát triển giáo dục…

Tác giả bài viết: Đức Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập750
  • Hôm nay39,067
  • Tháng hiện tại317,197
  • Tổng lượt truy cập51,673,156
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944