Giáo viên được lựa chọn dạy SGK phù hợp
Với việc ban hành Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT đã có những đánh giá khách quan hơn trong quá trình triển khai Chương trình GDPT mới, đồng thời thấy được tầm quan trọng của đội ngũ nhà giáo, giáo viên trong quá trình triển khai dạy SGK mới. Thực vậy, thầy cô giáo nên được đặt vào vị trí tiên phong trong công cuộc cải cách giáo dục, được trực tiếp lựa chọn SGK trong giảng dạy.
Nói vậy bởi, ngay trong Chương trình GDPT 2018, giáo viên được khuyến khích sáng tạo trong dạy học dựa trên nền kiến thức được cung cấp trong các bài giảng của SGK. Từ thực tế từ các tiết dạy thực nghiệm các bộ SGK, cộng thêm các sách giáo viên, sách điện tử hỗ trợ đi kèm, giáo viên sẽ có những đánh giá khách quan trong quá trình dạy học để lựa chọn những bộ hoặc cuốn SGK phù hợp.
Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, nhà trường và giáo viên không có quyền trực tiếp lựa chọn SGK. Bởi Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT đã giao trực tiếp vấn đề lựa chọn SGK về UBND các tỉnh, thành phố, trực tiếp là Hội đồng lựa chọn SGK. Thay vì được lựa chọn trực tiếp, giáo viên phải gián tiếp lựa chọn theo quyết định phê duyệt của chính quyền địa phương.
Thực tế, sau những ngày đầu bỡ ngỡ khi phải làm quen với nhiều bộ SGK, nhiều thầy cô đã thấy được chủ trường đúng đắn, mang tính đột phá của Nghị quyết số 88/2014/QH13 được Quốc hội ban hành. Từ cơ chế chỉ có một bộ SGK do Bộ GD&ĐT biên soạn, Việt Nam chuyển sang sử dụng nhiều bộ SGK mà các nền giáo dục tiên tiến SGK Cánh Diều trên thế giới đang áp dụng. Đồng thời, chuyển hướng theo cơ chế xã hội hóa, tránh độc quyền và tận dụng nguồn lực của xã hội và chất xám của những chuyên gia giáo dục đầu ngành trong việc biên soạn SGK mới.
Nghị quyết số 122/2017/QH14 về điều chỉnh lộ trình thực hiện triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Tại Nghị quyết của Quốc hội đã nêu rõ: “Khi thực hiện biên soạn SGK theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một bộ SGK được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biên soạn SGK sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó. Bảo đảm giá SGK phù hợp với điều kiện KT-XH, thu nhập của người dân. Có chính sách hỗ trợ SGK đối với HS và thư viện trường phổ thông vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi”.
Ví dụ như bộ SGK Cánh Diều, đây là bộ sách xã hội hóa 100%, không sử dụng vốn ngân sách. Bộ sách đã quy tụ được những giáo sư, tiến sĩ và các tác giả có kinh nghiệm viết sách, tâm huyết với ngành Giáo dục. Toàn bộ ngân sách phát triển bộ SGK Cánh Diều được huy động từ nhiều nguồn, với mục tiêu đảm bảo sách được viết, thử nghiệm và phê duyệt theo đúng lộ trình cải cách của Bộ GD&ĐT.
Nhờ sự vào cuộc, làm việc hăng say của các Tổng Chủ biên, Chủ biên và các tác giả viết sách, từ năm học 2020-2021 đến này, các bộ SGK Cánh Diều đều được vào giảng dạy ở tất cả các cấp học. Trong năm học tới, 48 cuốn SGK Cánh Diều đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt dạy ở các lớp 5, 9 và 12. Trong quá trình đưa vào giảng dạy chính thức, bộ sách đã được nhiều thầy cô chọn lựa giảng dạy và nhận được những phản hồi tích cực.
Mục đích trong từng bài học giúp HS phát huy năng lực cá nhân |
Cô Hà Mai (giáo viên Trường Tiểu học Yên Tân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) thì cho rằng, chủ trương xã hội hoá đã huy động được nhiều tổ chức cùng đông đảo đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học chuyên gia giáo dục tham gia biên soạn sách giáo khoa. Trong suốt quá trình biên soạn, xây dựng bản mẫu, tiến hành thực nghiệm, nghiệm thu đều được kiểm soát chặt chẽ, tất cả dựa trên sự đồng tình, nhất trí của rất nhiều giáo viên.
Đối với riêng SGK Cánh Diều, cô Mai cho biết: “SGK Cánh Diều phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương, cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường. Có các thầy, các cô biên soạn sách nhiệt tình, luôn đồng hành, sát cánh cùng giáo viên đứng lớp để giáo viên đứng lớp hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy”, cô Mai nói.
Thầy Nguyễn Anh Sơn, Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Kim Sơn 1 chia sẻ: “Tổng quan thì các bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Công ty Cổ phần Xuất bản-Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) liên kết một số nhà xuất bản thực hiện (bộ sách Cánh Diều) và nhiều nhà xuất bản khác đều mang đậm dấu ấn của tri thức, khao khát đem đến cho học sinh những kiến thức bổ ích, phù hợp với thực tiễn của xã hội”.
Thầy Sơn nhận định, thay vì phải học cơ chế, cấu tạo, tính chất thì khi học bộ SGK Cánh Diều, các em học sinh phải học kiến thức ứng dụng vào đời sống. Trong các bộ sách theo Chương trình GDPT mới cũng có thêm nhiều tình huống đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho bài giảng, phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra lựa chọn bộ sách giảng dạy.
Cô Phạm Phương Luyên (giáo viên ở Bắc Giang) chia sẻ, bộ sách Cánh Diều có nhiều hình ảnh đẹp, kiến thức phù hợp với học sinh, giáo viên được hỗ trợ về giáo án và bài giảng. Cô Luyên chia sẻ thêm, việc dạy bộ sách đã giúp cô làm quen với Chương trình GDPT mới tốt hơn.
Giáo viên là người phát triển phẩm chất, năng lực cho học trò
Tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”, xuyên suốt ngành Giáo dục từ trước kia cho đến ngày nay luôn luôn đúng. Đối với Chương trình GDPT năm 2018, giáo viên phải nỗ lực nhiều hơn bởi với với sự xuất hiện của các môn học tích hợp, đòi hỏi thầy cô phải trau dồi nhiều kiến thức mới để làm chủ tri thức. Các nhà trường cũng cần sắp xếp nhân lực cũng như có kế hoạch cụ thể trong từng năm học để đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.
Quay trở lại với bộ sách Cánh Diều, ngay từ đầu những người viết sách đã đặt ra triết lý “Mang cuộc sống vào bài học – Đưa bài học vào cuộc sống”. Do đó, khi viết sách, các tác giả đưa các tiêu chí như: sách phải tạo điều kiện tiếp thu kiến thức cho người dạy và người học; nội dung trong SGK phải phù hợp với nhiều vùng miền, khu vực sống từ thành thị đến nông thôn; kiến thức cung cấp phải đến từ những điều thực tế hàng ngày. Đồng thời, những người viết sách phải luôn đồng hành với giáo viên trong quá trình triển khai sách mới.
Cô giáo Ninh Thị Phượng (giáo viên THCS tại Nam Định) chia sẻ, Khi giảng dạy sách mới, giáo viên gặp không ít băn khoăn, lo lắng và áp lực. May mắn, Phòng GD&ĐT huyện đã tổ chức nhiều chương trình, hội thảo gặp mặt trực tiếp những người chủ biên, viết SGK Cánh Diều để tháo gỡ dần những khó khăn cho đội ngũ giáo viên. Sau khi được hỗ trợ, cô Phương đã có được những câu trả lời thỏa đáng, hiểu rõ hơn thực tế về đổi mới phương pháp giáo dục theo chương trình GDPT năm 2018. Từ đó, có những phương pháp giảng dạy phù hợp với năng lực của từng nhóm học sinh.
Cô giáo Nguyễn Thanh Thủy (Thái Nguyên), sau một thời gian dạy SGK Toán và Tiếng Việt tiểu học bộ Cánh Diều đã đưa ra nhận định: “Kiến thức trong sách vừa hay vừa không tạo áp lực cho học sinh. Các em được dạy những nội dung thực tế, vận dụng nhiều vào trong cuộc sống”. Bản thân cô Thuỷ cũng cho rằng, khi dạy sách Cánh Diều, cô đã phải trang bị thêm nhiều kiến thức thực tế để lấy ví dụ trong các bài giảng để học sinh dễ tiếp thu bài học hơn.
Với cô giáo Lê Thị Tân (Hà Tĩnh), sau một kỳ triển khai dạy SGK Tiếng Việt lớp 4, cô đánh giá kiến thức trong sách dễ nhớ với kiến thức nhẹ nhàng, thực tế. Nhờ vậy trong các tiết học, cả cô và trò đều “dễ thở”, các em học sinh chủ động giơ tay phát biểu ý kiến, tạo không khí học tập sôi nổi. Đồng quan điểm, cô Nguyễn Thị Luyến (Thái Nguyên) cho hay, SGK Cánh Diều phù hợp về nội dung và hình thức bài giảng đối với học sinh. Sách tham khảo hay phiếu học tập cũng rất logic với các kiến thức được cung cấp trong SGK.
Có thể thấy, dù cải cách đổi mới giáo dục ở bất kỳ thời điểm nào thì giáo viên vẫn phải là chủ thể quan trọng. Việc lựa chọn bộ sách phù hợp sẽ giúp giáo viên chuyển từ truyền thụ tri thức sang cách tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh tri thức bằng nhiều hoạt động phong phú, đa dạng.
Nhờ đó từng bước hoàn thiện đạt được các mục tiêu trong “Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cụ thể, đến năm 2030 của giáo dục Việt Nam là phát triển toàn diện con người Việt Nam, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, làm nền tảng cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.
Tầm nhìn đến năm 2045 là xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn minh nhân loại, xây dựng đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045. Để đạt được điều đó, rất cần những giáo viên tâm huyết, những cuốn SGK phù hợp với năng lực của học sinh. Từ đó, tạo ra thành công của công cuộc cải cách giáo dục hiện nay.
Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định: Bắt đầu từ năm học 2024-2025, các trường học và giáo viên có quyền chủ động lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong giảng dạy. Việc lựa chọn sách phải thành lập một Hội đồng lựa chọn sách có tối thiểu 11 người. Đối với cơ sở giáo dục có dưới 10 lớp, hội đồng có tối thiểu 5 người. Hội đồng lựa chọn SGK gồm: Người đứng đầu cơ sở giáo dục, cấp phó của người đứng đầu; đại diện tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện ban cha mẹ học sinh. |
Tác giả bài viết: pv
Ý kiến bạn đọc