Giáo viên kiêm “chuyên gia” công nghệ thông tin

Chủ nhật - 02/05/2021 22:04 1.150 0
GD&TĐ - Chuyển đổi số trong ngành Giáo dục được coi là cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.
Giáo viên kiêm “chuyên gia” công nghệ thông tin

Khi mỗi giáo viên là một “chuyên gia”, giáo dục sẽ có bước đột phá để xây dựng trường học thông minh.

Kho tri thức từ cú “nhấp chuột”

Cô Phùng Tố Nga - Hiệu trường Trường Tiểu học Vạn Phúc (quận Ba Đình, Hà Nội) nhận định: Ứng dụng CNTT giúp giáo viên chủ động, nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong dạy học. Ngoài ra, với kho học liệu trực tuyến mở, giáo viên có thể truy cập, chia sẻ tài liệu, bài giảng với đồng nghiệp, học sinh một cách dễ dàng, tiết kiệm.

Việc dạy học trực tuyến tạo cơ hội cho giáo viên mở rộng không gian học tập ngoài lớp học truyền thống, học sinh thêm hào hứng. Giáo viên cũng được bồi dưỡng và thực hành kỹ năng sử dụng thành thạo, áp dụng các phần mềm dạy học online như: Zoom, Google meeting, Microsoft teams…

“Trường đưa nội dung ứng dụng CNTT thành tiêu chí thang điểm trong các hoạt động hội giảng, chuyên đề, thi giáo viên dạy giỏi. Khuyến khích giáo viên tích cực soạn giáo án điện tử khi lên lớp, xây dựng các bài giảng có chất lượng để đưa vào kho học liệu của trường”, cô Nga chia sẻ.

Cũng để phát huy sức lao động sáng tạo của giáo viên trong xây dựng trường học thông minh, Trường Mầm non 1-6 (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã phát động phong trào thi đua đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả CNTT trong các hoạt động quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường; xây dựng sản phẩm ứng dụng CNTT là kho học liệu điện tử với mục đích tạo ra nguồn dữ liệu phục vụ cho đội ngũ giáo viên tích lũy, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để cùng tiếp cận và sử dụng CNTT trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ngày càng đổi mới, tiên tiến, đạt chất lượng và hiệu quả.

Cô Tô Thị Thu Hà - giáo viên Trường Mầm non 1-6 bày tỏ: Điều này giúp cho giáo viên dễ dàng thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh. Đây có thể coi là một phương pháp đổi mới ưu việt rất phù hợp và hiệu quả, đặc biệt là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, với quan điểm dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm”.

“Với kho học liệu điện tử, chúng tôi đã tiến thêm một bước mới là tạo sự gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ. Đăng tải trên cổng thông tin điện tử, hay chỉ bằng cách click chuột vào đường link, cha mẹ học sinh có thể sử dụng phần nội dung trong kho như một công cụ để tiếp nối những công việc dạy học mà chúng tôi đang thực hiện ở nhà trường”, cô Hà cho biết thêm.

Cũng như vậy, cô Ngô Nguyệt Anh - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) nhận định: Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động. Các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình…

Cô Phạm Hương Giang - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương (quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng: Nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền thống với phấn trắng, bảng đen, hiệu quả mang lại khoảng 30%, trong khi hiệu quả của phương pháp multimedia (nhìn - nghe) lên đến 70%. Việc sử dụng phương pháp mới đòi hỏi một giáo án mới.

Thực tế, muốn “click” chuột để tiết học thực sự hiệu quả, giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy học truyền thống. Ngoài kiến thức căn bản về vi tính, kỹ thuật sử dụng thành thạo các phần mềm, giáo viên phải có niềm đam mê, sự sáng tạo, nhạy bén để tạo cuộc “cách mạng” cho chính mình trong xu thế chuyển đổi số. 

Giáo viên kiêm “chuyên gia” công nghệ thông tin - Ảnh minh hoạ 2
Ngày hội CNTT “Chuyển đổi số, xây dựng trường học thông minh” ngành Giáo dục quận Hoàn Kiếm.

Ứng dụng nhưng không lạm dụng

Theo cô Nguyệt Anh, nhà trường luôn xác định với giáo viên: Ứng dụng CNTT không đồng nhất với đổi mới phương pháp dạy học. CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai phương pháp dạy học tích cực chứ không phải là điều kiện đủ của phương pháp này. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học. Để một giờ học có ứng dụng CNTT phát huy tính tích cực của học sinh, điều kiện tiên quyết là việc khai thác công nghệ phải bảo đảm các yêu cầu và tính đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực mà giáo viên sử dụng.

Để tránh việc giáo viên lạm dụng CNTT trong dạy học, Trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình, Hà Nội) quy định rõ: Việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học phải luôn hướng vào mục tiêu đào tạo và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh; góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, phát triển tư duy độc lập của học sinh.

Theo thầy Hoàng Mạnh Hà - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Ba Đình, để xác định những đồ dùng dạy học nào nên ứng dụng CNTT, giáo viên cần căn cứ vào: Chủng loại đồ dùng dạy học, tính chất vật lý của chúng (kích thước, hình dạng, cấu tạo…); mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học của môn học, khả năng của phần mềm và các giải pháp CNTT, mức độ phù hợp giữa CNTT và thiết bị…

Cô Trần Diễm Quỳnh - giáo viên Trường Tiểu học An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội) bộc bạch: Để giáo viên là “chuyên gia” CNTT, vận dụng phù hợp và hiệu quả công nghệ vào dạy học, xây dựng được các bài giảng điện tử E-learning hay, hấp dẫn, thu hút học sinh, trước tiên giáo viên phải chủ động tìm hiểu, học hỏi đồng nghiệp, tự học trên Internet… để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tin học. 

ThS Đỗ Thị Ngọc Quỳnh - Khoa Sư phạm, Đại học Thủ đô Hà Nội nhận định: CNTT là công cụ hiệu quả hỗ trợ việc dạy học tương tác cho giáo viên. Tuy nhiên, phải sử dụng CNTT theo đúng chức năng mới có thể khai thác triệt để các tính năng hiệu quả mà công nghệ mang lại. Giáo viên cần chủ động khai thác công cụ, thường xuyên ứng dụng vào dạy học mới có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm, từ đó việc sử dụng CNTT sẽ trở thành thói quen và là niềm đam mê, đồng thời có thể vận dụng phù hợp vào thực tiễn, không bị lạm dụng, lệ thuộc vào công nghệ.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập666
  • Hôm nay40,435
  • Tháng hiện tại318,565
  • Tổng lượt truy cập51,674,524
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944