Góc nhìn mới về Chương trình giáo dục tiểu học

Thứ sáu - 05/04/2019 00:50 413 0

Góc nhìn mới  về Chương trình giáo dục tiểu học

GD&TĐ - Tại Hội thảo về việc xây dựng chuẩn và quản lý hệ thống cơ sở vật chất (CSVC), thiết bị trường học theo chuẩn, đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT mới do Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học tổ chức mới đây, TS Lương Việt Thái - Viện Khoa học GD Việt Nam – đã trình bày một số vấn đề liên quan đến CSVC và thiết bị dạy học (TBDH) đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực trong chương trình GD tiểu học mới. Đây thực sự là thông tin bổ sung cần thiết cho bước chuẩn bị triển khai Chương trình GD tiểu học mới trong thời gian tới.

Một số điểm mới

Điểm mới đầu tiên là đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Bên cạnh đó, trong chương trình có một số môn học mới: Ngoại ngữ và Tin học là các nội dung GD bắt buộc (thay vì tự chọn như chương trình hiện hành). Chương trình mới cũng đưa vào hoạt động trải nghiệm.

Chương trình GD tiểu học mới tăng cường dạy học tự chọn đáp ứng nhu cầu người học và nhu cầu, điều kiện thực tiễn ở địa phương, nhà trường. Tăng cường tự chọn trong các môn học, hoạt động GD bắt buộc; nội dung GD thể chất được thiết kế thành các chủ đề. HS được lựa chọn học phần, chủ đề phù hợp với nguyện vọng bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.

Góc nhìn mới  về Chương trình giáo dục tiểu học - Ảnh minh hoạ 2TS Lương Việt Thái

Về thời lượng dạy học, kế hoạch GD thiết kế cho dạy học 2 buổi/ngày, trong giai đoạn đầu có hướng dẫn thực hiện cho các trường chưa đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ngày. Đặc biệt, Chương trình GD phổ thông mới là chương trình mở, theo đó, địa phương, nhà trường, GV có nhiều quyền và trách nhiệm hơn trong quá trình phát triển, triển khai chương trình cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn.

Chương trình GD tiểu học mới xác định những năng lực cốt lõi cần hình thành, phát triển cho HS. Đó là những năng lực chung được tất cả các môn học và hoạt động GD góp phần hình thành, phát triển: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Cùng đó là những năng lực chuyên môn được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động GD nhất định: Ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất.

Cần sự đầu tư tương xứng

Để thực hiện mục tiêu phát triển nhóm năng lực tự chủ và tự học, TS Lương Việt Thái nêu rõ cần quan tâm tăng cường các nguồn tư liệu để HS có thể tiếp cận, đọc; HS có những cơ hội được lựa chọn, ra quyết định trong hoạt động học tập; nâng cao cảm giác, ý thức làm chủ ở trường, lớp của HS.

Một số định hướng/yêu cầu cụ thể được các chuyên gia đưa ra với CSVC, TBDH là: Thư viện phong phú, có nhiều đầu sách, báo phù hợp với từng đối tượng; có chỗ ngồi đọc. Tạo điều kiện cho HS tiếp cận, sử dụng các nguồn của thư viện một cách thuận lợi, phù hợp. Thư viện có máy tính, Internet, đầu CD, VCD…

Có CSVC, TBDH để thực hiện dạy học tự chọn, tạo điều kiện cho HS bộc lộ, thể hiện sự hứng thú, sở thích, khả năng của bản thân. Bên cạnh đó, sảnh, hành lang, trong lớp có những chỗ trưng bày sản phẩm của HS. Qua đó góp phần nâng cao cảm giác, ý thức làm chủ ở trường, lớp của HS.

Chuyên gia nhấn mạnh đến việc chú trọng tới các TBDH theo hướng để sử dụng tìm tòi, khám phá kiến thức; thực hành của HS; tăng tính phức hợp, gắn với thực tiễn.

Cùng một số vấn đề yêu cầu đối với CSVC, TBDH đáp ứng mục tiêu GD phát triển năng lực HS, các chuyên gia nhấn mạnh yếu tố quyết định để đạt được các mục tiêu này là cách thức khai thác, sử dụng của nhà trường và từng GV.

Cùng đó có CSVC, TBDH để thực hiện các hoạt động GD đáp ứng nhu cầu, năng lực của HS. CSVC hỗ trợ tăng cường gắn kết quả nhà trường – cộng đồng, góp phần tạo cơ hội cho tìm tòi khám phá, vận dụng kiến thức sáng tạo trong thực tiễn, như sử dụng CSVC, TBDH “mở rộng của nhà trường” là môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh; những CSVC của cộng đồng… Có các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức để tăng cường sự hiểu biết, quan tâm của cộng đồng về mục tiêu và các hoạt động GD của nhà trường. Đồng thời nhà trường chia sẻ một số CSVC với cộng đồng, đóng góp tích cực cho các hoạt động của địa phương.

Theo TS Lương Việt Thái, ứng dụng CNTT và vấn đề phát triển các năng lực chung được định hướng cụ thể với việc xây dựng kế hoạch học tập; hỗ trợ tương tác; hỗ trợ xây dựng môi trường học tập – mô hình “cộng đồng tìm tòi khám phá”; hỗ trợ tiếp cận nguồn tài nguyên học tập đa dạng, phong phú một cách thuận lợi; khai thác, chia sẻ thông tin; Học mọi nơi, với cách thức phù hợp, phối hợp học ở trường và ngoài nhà trường; Hỗ trợ HS tự đánh giá, tự quản lý việc học tập.

Ngoài CSVC, TBDH mà HS sử dụng trực tiếp thì các điều kiện về CSVC, TB cho CBQL, GV sử dụng cũng gián tiếp góp phần phát triển các năng lực chung của HS. 

Tác giả bài viết: Gia Hân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập753
  • Hôm nay34,060
  • Tháng hiện tại312,190
  • Tổng lượt truy cập51,668,149
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944