Góp ý dự thảo Luật Nhà giáo: Chú ý đến chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo

Thứ sáu - 14/06/2024 02:15 129 0
GD&TĐ - Theo Luật sư Lê Bá Thường, trong dự thảo Luật Nhà giáo, cần cố gắng bảo vệ quy định lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bảng lương.
Góp ý dự thảo Luật Nhà giáo: Chú ý đến chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo

Đây là ý kiến của luật sư, chuyên gia kinh tế Lê Bá Thường - Đoàn luật sư TPHCM, Viện trưởng Viện Nghiên cứu pháp luật và Văn hóa doanh nghiệp.

“Chúng ta có thể đào tạo, bồi dưỡng ra đội ngũ giáo viên giỏi nhưng thu nhập của họ không đạt được mặt bằng chung của xã hội thì rất khó. Vì vậy, đề nghị Bộ GD&ĐT cần đặc biệt quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để tiền lương và thu nhập của viên chức giáo dục cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống”, ông Lê Bá Thường nói.

Quan tâm đến chính sách tiền lương, đãi ngộ

- Thưa ông, Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo với rất nhiều điểm mới, theo ông thì vấn đề gì cấp thiết nhất cần quan tâm quanh dự thảo Luật này?

- Luật sư, chuyên gia kinh tế Lê Bá Thường: Theo tôi, vấn đề nên quan tâm nhất là chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo. Theo dự thảo Luật đề xuất các chế tài để đảm bảo tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo công tác tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, tự chủ phải đảm bảo không ít hơn so với nhà giáo có cùng trình độ đào tạo, cùng thâm niên, cùng chức danh trong các cơ sở giáo dục công lập đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo tôi, chính sách lương nên có sự khác biệt rõ ràng. Thứ nhất, chính sách phải thực sự cao để đủ hấp dẫn và giữ chân giáo viên. Thứ hai, lương cần có sự chênh lệch dựa trên điều kiện công tác của giáo viên. Nếu áp dụng đồng đều cho tất cả giáo viên, điều này sẽ không công bằng bởi nhiều giáo viên cống hiến ở những vùng đất xa xôi, hẻo lánh để mang chữ đến những người vùng cao, vùng xa, với điều kiện giao thông khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn mà lại có mức thu nhập bằng với những giáo viên làm việc ở nơi thuận lợi hơn, điều này gây ra sự thiệt thòi cho những giáo viên ở vùng cao.

Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm đối với chính sách hỗ trợ nhà giáo như nhà công vụ, chế độ phụ cấp, trợ cấp,… Đặc biệt là khám bệnh định kỳ hằng năm, hỗ trợ học phí cho con của nhà giáo là một trong những điểm sáng đối với dự thảo Luật Nhà giáo, điều này cho thấy Đảng và Nhà nước quan tâm nhiều đến ngành nhà giáo, điều này không chỉ là một sự trợ giúp kinh tế mà còn trợ giúp về tinh thần cho ngành giáo viên.

Luật sư, chuyên gia kinh tế Lê Bá Thường.

Luật sư, chuyên gia kinh tế Lê Bá Thường.

- Ngoài chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo, theo ông thì dự thảo Luật Nhà giáo có điểm nào có lợi nhất với nhà giáo?

- Tôi đánh giá cao với việc dự thảo quy định về việc cấp chứng chỉ nhà giáo.

Theo Điều 15 Dự thảo Luật Nhà giáo quy định về việc chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo. Chứng chỉ hành nghề tạo thuận lợi cho nhà giáo nếu có những thay đổi nơi hoạt động nghề nghiệp.

Cụ thể, chứng chỉ hành nghề có giá trị sử dụng toàn quốc nên dù nhà giáo dạy học ở đâu cũng không cần phải thực hiện lại chế độ tập sự; giảm được thủ tục cho nhà giáo khi thuyên chuyển và ký hợp đồng làm việc không thời hạn, hợp đồng có thời hạn, thỉnh giảng hoặc dạy liên trường; khi nhà giáo thuyên chuyển từ cơ sở giáo dục công lập sang cơ sở giáo dục ngoài công lập hoặc ngược lại; khi nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng vẫn tham gia giảng dạy theo nhu cầu của cơ sở giáo dục.

Quy định này không làm phát sinh thủ tục hành chính, chỉ thay việc ra quyết định hết tập sự bằng việc lập danh sách đề nghị cơ quan quản lý quyết định và chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo được cấp miễn phí, thay thế quyết định công nhận hết tập sự nên việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo không ảnh hưởng gì nhiều mà chỉ có lợi thôi.

Ngành giáo dục phải được quyền tự chủ về nhân sự

- Về góc độ quản lý nhân sự với ngành giáo dục, dự thảo Luật Nhà giáo có điểm nào cần phải cải tiến hơn không, thưa ông?

- Đúng là tôi cũng còn khá băn khoăn với quy định về quản lý nhân sự ngành giáo dục.

Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước vẫn có hiện tượng thừa - thiếu giáo viên cục bộ, gây khó khăn trong thuyên chuyển, điều động, thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên…Vì vậy, tôi cho rằng cần đổi mới công tác tuyển dụng, bổ nhiệm nhà giáo. Trong đó, thẩm quyền tuyển dụng nên phân cấp cho cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng nếu đáp ứng yêu cầu; trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì cơ quan quản lí giáo dục quản lí trực tiếp cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.

Những năm qua, tuy Bộ GD&ĐT có trọng trách trong việc thực hiện quản lý về giáo dục nhưng lại không có quyền trong những quyết định liên quan đến vấn đề quan trọng nhất để tổ chức thực hiện là nhân sự là không phù hợp. Vì vậy, tôi kiến nghị nên thay mô hình quản lý nhân sự như hiện nay bằng mô hình quản lý nguồn nhân lực để phù hợp hơn.

- Xin cảm ơn những ý kiến đóng góp của ông!

Tác giả bài viết: Quốc Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập576
  • Hôm nay62,410
  • Tháng hiện tại340,540
  • Tổng lượt truy cập51,696,499
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944