Hành trình gieo mầm trong gian khó của giáo viên “tốt nhất thế giới”

Chủ nhật - 02/01/2022 21:16 243 0
GD&TĐ - Giảng dạy tại ngôi trường dành cho học sinh nghèo nhất trong khu vực, nơi có tỷ lệ tội phạm cao thứ 3 cả nước, cô giáo Andria Zafirakou (Anh) tìm mọi cách để khơi gợi đam mê học tập cho học sinh.
Hành trình gieo mầm trong gian khó của giáo viên “tốt nhất thế giới”

Năm 2018, cô Andria giành giải thưởng “Giáo viên tốt nhất thế giới” vì những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Nỗ lực trong dịch bệnh

Từ năm học 2020 - 2021, Anh nhiều lần phải đóng cửa trường học, chuyển sang trạng thái dạy trực tuyến do dịch Covid-19. Trong tình cảnh này, báo cáo của Bộ Giáo dục chỉ ra rằng, học sinh ở vùng nông thôn, học sinh nghèo khó có thể tiếp cận giáo dục như bạn bè đồng trang lứa vì hoàn cảnh, điều kiện không cho phép.

Tuy nhiên, giữa lúc giáo dục đất nước đứng trước nhiều khó khăn, cô giáo Andria Zafirakou, giáo viên môn Mỹ thuật tại Trường Trung học Cộng đồng Alperton, thị xã Brent, vẫn không ngừng cống hiến và đổi mới phương pháp giáo dục.

Từng nhận giải “Giáo viên tốt nhất thế giới năm 2018” với trị giá một triệu USD, cô thành lập tổ chức từ thiện giáo dục hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh yếu thế. Các em sẽ được tài trợ học phí và tiền sinh hoạt để theo học tại các trường trung học nội trú chất lượng tại Anh.

Đồng thời, cô giáo thường tham dự các hội nghị, diễn đàn giáo dục trên khắp thế giới với tư cách khách mời. Không đề cập đến triết lý giáo dục cao cả, cô Zafirakou hay kể về hoàn cảnh khó khăn và cách học sinh vượt qua. Những câu chuyện chân thành, giản dị của cô đã truyền cảm hứng cho các nhà giáo dục, thầy cô giáo trên thế giới.

Cô cũng xây dựng mối quan hệ với Viện Nghệ thuật Courtauld, Anh, và các nghệ sĩ để mời họ chia sẻ với học sinh về nghệ thuật. Cô đồng thời quản lý đội bóng gậy, đội đấm bốc dành cho nữ sinh với mong muốn xóa bỏ định kiến phụ nữ không thể chơi thể thao và dạy các em cách tự vệ.

Nhìn lại hành trình 3 năm sau khi giành giải thưởng, cô Zafirakou bày tỏ tự hào xen lẫn hạnh phúc vì có cơ hội mở rộng nguồn lực hỗ trợ học sinh yếu thế. “Một trong những đều tuyệt vời nhất khi giành giải thưởng là tôi có thể giúp đỡ nhiều người hơn nữa. Đại dịch Covid-19 đã khiến việc giảng dạy trên cả nước rơi vào thế khó nhưng chúng tôi vẫn đang tìm cách giúp đỡ học sinh nhiều nhất có thể”.

Trường Trung học Cộng đồng Alperton, nằm ở thị xã Brent, Anh. Khu vực này là nơi sinh sống của những gia đình nghèo nhất nước Anh và có tỷ lệ tội phạm cao thứ 3 cả nước. Theo điều tra dân số năm 2011, khoảng 149 ngôn ngữ được sử dụng tại thị xã Brent. Học sinh Trường Alperton đến từ những gia đình có hoàn cảnh khác nhau, đa số là dân nhập cư, chủng tộc đa dạng.

Bối cảnh trên đặt nhà trường vào hàng loạt thách thức phức tạp, nổi bật là việc giáo dục dành cho trẻ nhập cư. Trên thế giới, giáo dục dành cho trẻ nhập cư là bài toán khó. Nhiều chuyên gia cho rằng, chủ nghĩa đa văn hóa sẽ tác động tiêu cực đến lớp học.

Trẻ em nhập cư sẽ không thể hòa nhập nếu trường học không phù hợp với bản sắc văn hóa của các em. Nhưng cô Zafirakou đã đập tan nghi ngại này.

Trong 15 năm dạy học tại Trường Alperton, cô Zafirakou đã tự học ngôn ngữ hoặc từ ngữ chính của 35 thứ tiếng như Gujarati, Hindi, Tamil… để trò chuyện với phụ huynh, học sinh.

Mỗi sáng, cô đứng trước cổng trường đón học sinh và chào bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của các em. Điều này khiến học sinh vô cùng bất ngờ xen lẫn xúc động vì cảm nhận được sự quan tâm chân thành từ cô giáo.

Cô Zafirakou kể: “Có một nữ sinh lớp tôi chủ nhiệm thường xuyên trốn học. Nếu theo quy định, tôi sẽ phải phạt em này nhưng thay vào đó, tôi tìm hiểu và biết rằng em phải về nhà nấu cơm cho gia đình 6 người.

Gia đình em sống cùng 40 người khác nên họ phải chia thời khóa biểu nấu ăn. Giờ học của tôi trùng với thời gian gia đình em đến lượt nấu cơm. Tôi không thể phạt mà phải tìm cách khác để giải thích cho em và gia đình hiểu”.

Tương tự, cô Zafirakou tâm niệm việc học ngôn ngữ mẹ đẻ của học sinh cũng giống như tìm hiểu hoàn cảnh của các em. Ngôn ngữ vừa là văn hóa, vừa là cánh cổng để bước vào thế giới nội tâm của học trò.

Tại các trường có học sinh đa chủng tộc, các em thường sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, bị cô lập vì mỗi người mang bản sắc riêng. Nếu được thầy cô quan tâm đúng cách, các em sẽ vượt qua rào cản bên ngoài và thực lòng chia sẻ.

Cô Zafirakou cho biết: “Tôi mong muốn mọi đứa trẻ đều có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Nhiệm vụ của tôi là giúp các em đạt được những điều các em mong muốn. Để làm được điều này, tôi phải hiểu các em”.

Hành trình gieo mầm trong gian khó của giáo viên “tốt nhất thế giới” - Ảnh minh hoạ 2
Cô Zafirakou học 35 thứ tiếng để trò chuyện với học sinh.

Người mẹ thứ hai của trẻ em nghèo

Với điều kiện làm việc thiếu thốn lại nhiều khó khăn, không ít giáo viên đã xin nghỉ dạy nhưng cô Zafirakou vẫn kiên trì ở lại ngôi trường nhỏ này với những học sinh nghèo. Không chỉ giáo dục, cô giống như người mẹ thứ 2, chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho học sinh.

Vì hoàn cảnh thiếu thốn, học sinh nhà trường thường đến lớp trong tình trạng quần áo bẩn thỉu và chiếc bụng rỗng. Đôi khi, cô Zafirakou sẽ tập hợp quần áo của trò mang đi giặt. Khi khác, cô xin tài trợ, chuẩn bị bữa sáng và phát miễn phí cho học sinh. Bữa trưa của các em đã được chính phủ tài trợ từ Chương trình bữa trưa học đường.

Trường Alperton cũng là nơi khiến các em cảm thấy an toàn. Với tỷ lệ tội phạm trong khu vực cao, trẻ em tại thị xã Brent thường xuyên bị dụ dỗ, lôi kéo bởi thành viên các băng đảng xấu.

Do đó, giáo viên phải sát sao theo dõi, bảo vệ các em. Mỗi chiều tan học, cô Zafirakou cùng đồng nghiệp đều đứng trước cổng trường quan sát từng học sinh để tránh các em bị kẻ xấu dụ dỗ. Thầy cô chỉ yên tâm khi học sinh yên vị trên xe đưa đón trở về nhà.

Song song, trong giờ học, thầy cô lồng ghép tuyên truyền, nhắc nhở học sinh tránh xa những con đường tệ nạn, nguy hiểm. Ngoài ra, cô Zafirakou cũng hợp tác với cảnh sát địa phương để kịp thời ngăn chặn các phần tử, băng đảng xấu muốn dụ dỗ hay lôi kéo học sinh tham gia các hoạt động phi pháp.

Nhờ những đóng góp và nỗ lực của cô Zafirakou, Trường Trung học Cộng đồng Alperton đã lọt vào tốp 5% trường phổ thông đi đầu cải thiện thành tích học tập cho học sinh Vương quốc Anh. Quan tâm từ những điều nhỏ bé, cô Zafirakou đã biến trường học trở thành “ngôi nhà thứ hai” đối với nhiều học sinh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập742
  • Hôm nay31,256
  • Tháng hiện tại309,386
  • Tổng lượt truy cập51,665,345
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944