Học sinh chưa thể trở về trường cũ học tập: Chủ động tiếp nhận, hỗ trợ kịp thời

Thứ bảy - 11/09/2021 02:32 274 0
GD&TĐ - Năm học mới đã bắt đầu nhưng nhiều học sinh (HS) vẫn “mắc kẹt” tại địa phương khác do thực hiện Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để phòng, chống dịch.
Học sinh chưa thể trở về trường cũ học tập: Chủ động tiếp nhận, hỗ trợ kịp thời

Tuy nhiên, ngành Giáo dục các địa phương, nhà trường đã nhanh chóng tiếp nhận, tạo điều kiện tốt nhất để bảo đảm quyền được học của HS.

Không để học sinh gián đoạn học tập

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Ninh Bình, toàn tỉnh có 698 HS các cấp học (trừ mầm non) ở các địa phương khác nhau chưa về được. Bên cạnh đó, có 310 HS các cấp học của Ninh Bình cũng đang “mắc kẹt” tại nhiều địa phương chưa trở về học tập.

Thầy Phan Chí Kiên – Hiệu trưởng Trường THCS Gia Vân (Gia Viễn - Ninh Bình) cho biết: Đầu năm học, trường đã tiếp nhận 2 HS (Phạm Ngọc Minh Châu lên lớp 8, Trường THCS Văn Yên, Hà Đông, Hà Nội và Đinh Hoàng Bảo Ngọc, vào lớp 6 tại Dĩ An, Bình Dương) bị “mắc kẹt” trên địa bàn xã chưa về nơi cư trú học tập. Nguyên nhân bởi cả 2 địa phương đang giãn cách.

Vì HS ở lứa tuổi THCS đã lớn, biết e dè, ngại ngùng nên khó thích ứng ngay so với HS mầm non, tiểu học… nên nhà trường yêu cầu GV động viên tinh thần, tạo không khí thân mật, gần gũi để các em nhanh chóng thích ứng môi trường học tập mới…

Tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám (thành phố Lào Cai, Lào Cai), sau khi gia đình, phụ huynh viết đơn xin cho con học “nhờ”, Ban Giám hiệu đã tiếp nhận và bố trí ngay 3 HS (2 HS lớp 2; 1 HS lớp 1) địa phương khác vào học tập.

NGƯT Bùi Thị Kim Chi – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Đây là những HS từ Nam Định, Thanh Hóa nên cách học, ngôn ngữ, điều kiện học tương đương, các em hòa nhập khá nhanh. Mặt khác, diện tích phòng học rộng, việc kê thêm 1 bộ bàn ghế để HS ngồi học không ảnh hưởng tới HS khác trong lớp.

Đối với 10 HS của trường mắc kẹt tại các địa phương (Hà Nội, Hà Tĩnh…), GV nhà trường đã liên lạc thường xuyên để nắm bắt thông tin và hướng dẫn thủ tục nhập học và hỗ trợ học tập. Hiện đã có 7 HS nhập học tại địa phương bị mắc kẹt, 3 HS gia đình quyết định cho học trực tuyến theo nhà trường (trường đang dạy học cả trực tiếp và trực tuyến 2 buổi sáng, chiều).

“Việc học ở đâu và theo hình thức nào có thể linh hoạt bởi đã có yêu cầu chung về chuẩn và mức độ cần đạt, quan trọng là HS không bị ngừng học. Hơn nữa, khi hết dịch trở về địa phương, nhà trường sẽ khảo sát và hỗ trợ kiến thức phù hợp cho HS theo yêu cầu…” – cô Chi trao đổi.

NGƯT Nguyễn Thị Tuyết Minh - Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền (Hai Bà Trưng – Hà Nội) thông tin: Ngày 6/9, một HS lớp 8 tỉnh Quảng Ninh bị kẹt lại Hà Nội xin học “nhờ” và 1 HS của trường đang “kẹt” tại Nam Định. Trường và đã hướng dẫn gia đình HS làm đơn xin học và tiếp nhập nhanh chóng. Khó khăn bước đầu là trường triển khai dạy học trực tuyến trong khi HS học “nhờ” lại chưa có tài khoản, chưa cài đặt phần mềm học trực tuyến nên nhà trường phải cử GV nhanh chóng hướng dẫn cài đặt, cách sử dụng phần mềm học trực tuyến cho HS.

“Dù chưa biết khả năng HS tới đâu, đã tham gia và nắm được cách học trực tuyến chưa, còn thiếu thủ tục giấy tờ gì?... Song trường xác định quan trọng nhất lúc này là tạo điều kiện để HS có chỗ học. Quá trình dạy học GV sẽ chú ý, hỗ trợ thêm…” – cô Nguyễn Thị Tuyết Minh chia sẻ.

Bác Nguyễn Văn Hùng, ông nội của HS Nguyễn Ngọc An, đang học “nhờ” tại Trường Tiểu học Trí Yên (Yên Dũng - Bắc Giang) chia sẻ: Cháu về quê chơi với ông bà và “mắc kẹt” hơn tháng nay. Vào năm học gia đình được hướng dẫn đăng ký cho cháu học tại trường gần nhà.

“Gia đình cảm kích trước sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường, thầy cô dành cho cháu từ việc nhập học thuận tiện, quan tâm động viên tinh thần, hỗ trợ sách vở và không thu bất kỳ khoản kinh phí nào. Dù học ở môi trường mới nhưng cháu háo hức, vui vẻ, hòa đồng với bạn học cùng lớp. Buổi tối cháu vẫn tham gia học online với các bạn ở Trường Tiểu học Mỹ Đình 2 (Nam Từ Liêm – Hà Nội), để khi trở lại trường cũ, cháu vẫn bảo đảm đủ kiến thức và không bỡ ngỡ”, bác Nguyễn Văn Hùng chia sẻ.

Học sinh chưa thể trở về trường cũ học tập: Chủ động tiếp nhận, hỗ trợ kịp thời - Ảnh minh hoạ 2
Thầy trò Trường Tiểu học Trí Yên (Yên Dũng - Bắc Giang) những ngày đầu năm học mới. Ảnh: NTCC

Địa phương, nhà trường ứng phó linh hoạt

Ông Nguyễn Anh Tuấn – Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết: Sở GD&ĐT Ninh Bình đã hướng dẫn các đơn vị trường học tạo điều kiện cho HS có nguyện vọng vào học tập tại trường học ở  nơi cư trú trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và bảo đảm an toàn.

Mặt khác, phối hợp với các địa phương, nhà trường nơi HS có nguyện vọng chuyển đi và chuyển đến (bằng văn bản gửi qua email hoặc hệ thống quản lý văn bản điện tử e-office) để tiếp nhận và bố trí, xếp lớp cho HS học tập theo đúng đối tượng.

Đặc biệt, yêu cầu các nhà trường quan tâm hỗ trợ HS được tiếp nhận về các điều kiện học tập cần thiết như sách giáo khoa, tài liệu học tập; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS học tập theo kế hoạch giáo dục của nhà trường…

Thầy Phan Chí Kiên cũng khẳng định, ngoài việc chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho HS mượn sách giáo khoa để học tập; tạo môi trường học tập thân thiện để các em nhanh chóng hòa nhập, trường không thu bất kỳ khoản kinh phí nào của HS xin học “nhờ”. Nếu sau này phòng GD&ĐT có hướng dẫn về mức thu học phí và các khoản khác, nhà trường mới thực hiện.

Nhà trường cũng xác nhận kết quả rèn luyện và học tập để HS quay trở lại trường cũ học tập sau thời gian phòng, chống dịch Covid-19 một cách chính xác, công bằng, minh bạch, đúng quy định. Đồng thời tiếp nhận lại HS kèm theo kết quả rèn luyện và học tập của HS (đã học tập tại trường học nơi cư trú) khi học sinh quay trở lại trường học tập.

Theo NGƯT Bùi Thị Kim Chi, ngành GD-ĐT Lào Cai đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường sẵn sàng tiếp nhận và tạo điều kiện để HS học tập thuận tiện nhất. Đối với số HS của Lào Cai đang “mắc kẹt” tại nhiều địa phương khác cũng yêu cầu nhà trường, GV liên lạc để hướng dẫn thủ tục nhập học và hỗ trợ kiến thức nếu các em cần. Nhà trường cũng phải quan tâm động viên để HS yên tâm học tập. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập học khi HS quay trở lại Lào Cai.

Trường Tiểu học Trí Yên (Yên Dũng - Bắc Giang) cũng tiếp nhận 2 HS bị “kẹt” lại địa phương vào học trực tiếp. Với tinh thần hỗ trợ, tạo điều kiện cho HS được học tập, trường không thu học phí hay bất kỳ khoản đóng góp nào đầu năm học của 2 HS trên. Thậm chí, trường còn hỗ trợ SGK trong quá trình học tập. - Cô Phạm Thị Huệ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trí Yên 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập305
  • Hôm nay24,352
  • Tháng hiện tại302,482
  • Tổng lượt truy cập51,658,441
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944