Năm 2024, Bộ GD&ĐT đưa ra danh mục 20 phương thức xét tuyển. ThS Trương Vĩnh Bình – cán bộ làm công tác truyền thông tuyển sinh, Trung tâm Công nghệ thông tin và Thư viện (Học viện Quản lý giáo dục) nhận thấy, các cơ sở giáo dục đại học đã cân nhắc nhiều hơn khi lựa chọn phương thức tuyển sinh.
Theo đó, các trường đã chủ động loại bỏ một số phương thức xét tuyển không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Từ năm 2023, Học viện Quản lý giáo dục đã không thực hiện xét tuyển sớm, ThS Trương Vĩnh Bình thông tin. Thực tế, phương thức này không đem lại hiệu quả trong công tác tuyển sinh Học viện. Cụ thể tỷ lệ thí sinh trúng tuyển nhập học rất thấp, chưa kể đến có thể gây nhầm lẫn cho thí sinh và phức tạp hơn trong công tác tuyển sinh với Học viện.
Năm 2024, Học viện Quản lý giáo dục tuyển sinh theo phương thức: xét tuyển theo kết quả thi THPT và theo học bạ THPT. Ngoài ra, Học viện thực hiện xét tuyển thẳng tất cả các ngành đối với các thí sinh đảm bảo các quy định của Bộ GD&ĐT.
ThS Trương Vĩnh Bình cho hay, tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu theo các phương thức cũng có thay đổi. Học viện dành chỉ tiêu nhiều hơn cho các thí sinh xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điều này cũng không ảnh hưởng tới cơ hội trúng tuyển của các thí sinh khi đăng ký xét tuyển vào Học viện.
Xét tuyển vào Học viện, thí sinh chỉ cần đăng ký vào các ngành: Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Kinh tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị văn phòng. Thực tế, điểm chuẩn trúng tuyển các ngành của Học viện không có chênh lệch nhiều. Năm 2023, điểm chuẩn giữa các ngành gần như bằng nhau.
“Thí sinh sắp xếp, ưu tiên ngành yêu thích nhất lên trên” - ThS Trương Vĩnh Bình tư vấn và cho biết, từ năm 2025, Học viện tiếp tục thống kê kết quả học tập của sinh viên, phân tích, đối sánh với điểm xét tuyển đầu không. Trên cơ sở đó, quyết định loại bỏ phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp xét tuyển không phù hợp.
Các cán bộ, giảng viên của Học viện Quản lý giáo dục tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho thí sinh. |
Cũng theo ThS.Trương Vĩnh Bình, phương thức tuyển sinh năm 2024 của Học viện Quản lý giáo dục như sau:
Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo các tổ hợp môn xét tuyển theo từng ngành, không có chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển. Xét tuyển trên nguyên tắc từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT (Xét Học bạ). Thí sinh sử dụng điểm học tập THPT để xét tuyển vào Học viện Quản lý giáo dục cụ thể như sau: Điểm xét tuyển Học bạ = Điểm trung bình Học kỳ 1 năm lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 2 lớp 11 + Điểm trung bình Học kỳ 1 lớp 12 + Điểm ưu tiên
Thí sinh thực hiện đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lần) trong thời gian từ ngày 18/7 đến 17 giờ 00 ngày 30/7/2024 trên Hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT.
Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh chỉ cần lựa chọn ngành đăng ký xét tuyển, Học viện sẽ thực hiện xét tuyển vào ngành mà thí sinh đăng ký với tất cả các phương thức. Với thí sinh tự do, phải thực hiện đăng ký để được cấp tài khoản sử dụng cho việc đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống, thời gian từ ngày 1/7 đến 17h00 ngày 20/7.
Các thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2023 trở về trước, cần nộp bản photo công chứng học bạ và phiếu thông tin xét tuyển (có mẫu kèm theo) về Học viện Quản lý giáo dục trước 17h00 ngày 20/7/2024 bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Chỉ tiêu dự kiến các ngành của Học viện Quản lý giáo dục đã công bố như sau:
Theo ThS Trương Vĩnh Bình, công tác tuyển sinh đại học có nhiều thay đổi tốt hơn, ngày càng minh bạch, thuận lợi và công bằng. Từ năm 2015 đến nay, những đổi mới trong công tác tuyển sinh đã đem đến nhiều cơ hội cho thí sinh, cũng như các cơ sở đào tạo. Theo đó, cơ sở đào tạo được quyền tự chủ nhiều hơn.
Tác giả bài viết: Minh Phong
Ý kiến bạn đọc