Kết hợp nguồn lực công – tư trong chuyển đổi số ngành GD

Thứ hai - 01/02/2021 22:30 240 0
GD&TĐ - GS.TS Trần Văn Nam - nguyên Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho rằng, cùng với lộ trình chuyển đổi số trong giáo dục, cần xây dựng, tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái các Công ty đầu tư về Công nghệ Giáo dục - (EdTech).
Kết hợp nguồn lực công – tư trong chuyển đổi số ngành GD

Thưa GS, ông có nhận xét gì về mức độ chuyển đổi số của giáo dục trong năm 2020?

Đại dịch Covid-19 đang thúc đẩy nhanh nhu cầu Chuyển đổi số trong tất cả các Ngành nghề trong đó có Giáo dục ở khắp mọi nơi với tốc độ chóng mặt. Như giám đốc điều hành của Microsoft, Satya Nadella đã phát biểu trong Hội nghị báo cáo tài chính trực tuyến của công ty tháng 4/2020: “Chúng ta đã chứng kiến kết quả của chuyển đổi số 2 năm trong vòng chỉ có 2 tháng".

Trong thời gian qua, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt là Đà Nẵng – nơi bùng phát đợt dịch lần 2, đã và đang gây ra nhiều tác động rất lớn đến kinh tế - xã hội. Bên cạnh sự chuyển động để thích nghi và thành công bước đầu của các ngành y tế, công thương, tài chính ngân hàng,… của Thành phố thì về giáo dục đào tạo đã cho thấy chuyển đổi số đã mang lại những kết quả rõ nét nhất.

Kết hợp nguồn lực công – tư trong chuyển đổi số ngành GD - Ảnh minh hoạ 2
GS.TS Trần Văn Nam - nguyên Giám đốc ĐH Đà Nẵng

Đà Nẵng có 180 cơ sở giáo dục, khoảng chừng 280 ngàn học sinh, sinh viên, toàn bộ giáo viên, giảng viên đại học được gắn mã định danh và được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành; các cơ sở giáo dục đã áp dụng giảng dạy trực tuyến kịp thời, không bị gián đoạn trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19. Đa số các trường (nhất là các đại học) đều có hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS (Learning Management System), ứng dụng MS Teams, Office 365 của hãng Microsoft hay Zoom. Sở GD-ĐT Đà Nẵng phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình Đà Nẵng thực hiện nhiều chương trình dạy học, ôn tập trên Tivi như "Ôn tập lớp 9 trên truyền hình " “Ôn tập lớp 12 trên truyền hình”,…

Bước đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong dạy và học, như “Grammarly” - phần mềm kiểm tra lỗi chính tả và ngữ pháp tiếng Anh, Elsa (một phần mềm học nói Tiếng Anh) là những sản phẩm hình thành dựa trên công nghệ AI và “Xử lý ngôn ngữ tự nhiên”. Việc phát triển học liệu số cũng được Sở GD&ĐT Đà Nẵng, các trường đại học trên địa bàn chú trọng triển khai và đã có nhiều bài giảng e-learning; bài giảng dạy trên truyền hình, sách giáo khoa phổ thông, các thí nghiệm ảo, câu hỏi trắc nghiệm,... Hạ tầng CNTT được đầu tư bài bản, mạng Internet phủ sóng toàn bộ thành phố với tốc độ nhanh, đáp ứng nhu cầu học tập.

Kết hợp nguồn lực công – tư trong chuyển đổi số ngành GD - Ảnh minh hoạ 3
Studio phục vụ dạy học trực tuyến của trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng

Các thầy cô ở các cơ sở giáo dục từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đến Trung học phổ thông cùng với học trò; giảng viên đại học cùng với sinh viên đã nỗ lực biến thách thức thành cơ hội, từng bước thay đổi nhận thức về chuyển đổi số. Nhờ vậy, mặc dù đại dịch bùng phát mạnh vào đúng mùa thi THPT (tháng 7, 8), nhưng năm học 2019-2020 ngành giáo dục đào tạo Thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho học sinh, giáo viên, sinh viên, giảng viên. 

Ngành giáo dục Việt Nam xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần chú trọng triển khai thực hiện những năm tới đây. Theo ông, cần có những chính sách gì để quá trình này thực sự có hiệu quả?

Năm mới 2021 đang chờ đón một cuộc cách mạng về Giáo dục, hướng đến Giáo dục 4.0 của Việt Nam nói riêng và của cả Thế giới nói chung. Cùng với những kết quả và kinh nghiệm trong thời gian triển khai vừa qua, ngành Giáo dục phải xác định chuyển đổi số là con đường tất yếu, cần xác định rõ tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của việc chuyển đối số, và từ đó có chiến lược, lộ trình một cách cụ thể, tạo nền tảng (platform) để kết hợp nguồn lực Công-Tư.

Kết hợp nguồn lực công – tư trong chuyển đổi số ngành GD - Ảnh minh hoạ 4
Hội thảo trực tuyến hợp tác giữa hai thành phố Đà Nẵng và Salo, Phần Lan

Chúng ta cần thúc đẩy một số nền tảng cơ bản quan trọng phục vụ Giáo dục như: Hạ tầng kết nối (5G, mạng lưới viễn thông, ...) và hành lang pháp lý về An toàn thông tin; Chính sách về Giáo dục hướng đến đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực số. Quan trọng hơn cả là cần tạo điều kiện phát triển hệ sinh thái các Công ty đầu tư về Công nghệ Giáo dục (EdTech). Sự tập trung vào việc sử dụng Công nghệ trong Giáo dục như AI, ML, Blockchain, … sẽ mang lại thành công lớn trong việc giải quyết những thiếu sót đang ảnh hưởng đến hệ thống Giáo dục hiện nay ở Việt Nam. Chính vì thế cần khuyến khích các công ty khởi nghiệp EdTech để tạo ra các giải pháp sáng tạo không chỉ hỗ trợ cho tình trạng “Bình thường mới" - học tập ở nhà thời kỳ hậu Covid mà còn thúc đẩy khả năng tiếp cận và cung cấp chất lượng Giáo dục bình đẳng cho tất cả các đối tượng không phân biệt giàu nghèo hay vị trí địa lý. 

Một thập kỷ vừa qua, thế giới đã có những kỳ lân trong Edtech như Coursera, Udacity, Udemy, Duolingo, v.v… Những năm gần đây, Việt Nam đã có những công ty khởi nghiệp sáng giá trong lĩnh vực Edtech như GotIt, Yola, Elsa Speak và sẽ có nhiều nữa những ý tưởng mới, những công ty mới trong mười năm tiếp theo với năng lực của thế hệ trẻ và sự giúp đỡ của xã hội nói chung, ngành giáo dục nói riêng.

Việt Nam có thể tận dụng kinh nghiệm và kiến thức của những nền tảng học online, học offline có sẵn để xây dựng một hệ sinh thái phù hợp hơn với chương trình giáo dục trong nước và phù hợp với cách thức giáo dục của văn hóa Á Đông. Tầm sư học đạo, kính thầy yêu bạn là những nét văn hóa cần được gìn giữ, mở rộng nền tảng học qua mạng với giá trị cốt lõi sẽ giúp những thế hệ tiếp theo sánh tầm quốc tế bằng nội lực của người Việt Nam.

Cuối cùng, chúng ta cũng nên nhớ rằng “Chuyển đổi số" không phải là Cây đũa thần để giải quyết mọi vấn đề Giáo dục chúng ta đang gặp phải. Những căn bản cốt lõi của  Giáo dục vẫn còn nguyên giá trị, những tài nguyên cũ vẫn hiện diện, hiệu quả, đã được thử nghiệm và đúng! Hình ảnh người thầy/cô viết bảng và bụi phấn rơi rơi vẫn là hình ảnh đáng trân trọng của Giáo dục Việt Nam qua bao thế hệ đã qua và mai sau ...

Xin cảm ơn GS về cuộc trao đổi này.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập753
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm752
  • Hôm nay28,190
  • Tháng hiện tại306,320
  • Tổng lượt truy cập51,662,279
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944