Khai giảng tại vùng khó linh hoạt theo diễn biến dịch bệnh

Thứ ba - 25/08/2020 04:33 200 0
GD&TĐ - Các địa phương, nhà trường đều “ngóng” theo diễn biến dịch Covid-19 để tổ chức lễ khai giảng phù hợp. Với trường học vùng khó, dù khai giảng trực tuyến không thể thực hiện nhưng cũng sẵn phương án để hoạt động này được diễn ra an toàn, ý nghĩa.
Khai giảng tại vùng khó linh hoạt theo diễn biến dịch bệnh

Tổ chức theo điều kiện thực tế

Thầy Lê Quang Tùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Lý 1, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) khẳng định: Nhà trường không thể tổ chức khai giảng trực tuyến cho 480 học sinh (HS) tại 9 điểm trường. Bởi điều kiện về đường truyền, cơ sở vật chất triển khai trực tuyến còn “trống”. Trường Tiểu học Trung Lý 1 có tổng cộng 9 điểm trường, chỉ 3 điểm có điện. Sóng điện thoại tại địa bàn xã Trung Lý dù hoạt động nhưng vẫn trong tình trạng bập bõm… Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhà trường chưa thể triển khai dạy học trực tuyến cho HS khi dịch Covid-19 lần đầu ập tới.

Tuy nhiên, thầy Lê Quang Tùng cho biết: Trường vẫn đang “lắng nghe” tình hình thực tế để tổ chức lễ khai giảng phù hợp với điều kiện. Nếu tổ chức trực tiếp, trường sẽ thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch cho GV, HS  (đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước khử trùng, đo thân nhiệt trước khi vào trường, giãn cách khi xếp hàng…). Đặc biệt, phần lễ và hội tại lễ khai giảng sẽ được “cắt gọt” tối đa nhưng vẫn bảo đảm súc tích, ngắn gọn, ý nghĩa và diễn ra chỉ trong khoảng thời gian 40 phút.

Thầy Dương Văn Đông –- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngọc Long, huyện Yên Minh (Hà Giang) cũng cho rằng, khai giảng trực tuyến nằm ngoài “tầm với” của các trường vùng khó khi chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất; địa hình đồi núi khó khăn, điều kiện kinh tế của phụ huynh hạn chế…

Theo quan điểm của thầy Đông, để tổ chức lễ khai giảng ý nghĩa nhưng vẫn thực hiện công tác phòng, chống dịch cho 1.283 HS, nhà trường sẽ thu gọn 2 phần lễ và hội. Chỉ nên giữ lại nội dung căn cốt, ý nghĩa nhất như: Đọc thư Chủ tịch nước, đánh trống khai giảng, tặng quà động viên HS khó khăn, phát biểu ngắn gọn của hiệu trưởng và nhiều nhất chỉ có 1 tiết mục múa hát tổng hợp của HS, GV. Thậm chí cần thiết có thể tổ chức lễ khai giảng theo từng lớp, không  vượt quá thời gian của 1 tiết học.

Khai giảng tại vùng khó linh hoạt theo diễn biến dịch bệnh - Ảnh minh hoạ 2
Lễ khai giảng tại điểm trường Tắk Pổ, xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam năm 2019. Ảnh: NVCC

Có thể thấy, khai giảng trực tuyến đối với các trường vùng khó vẫn là mong ước khó triển khai. Do đó các nhà trường đều tập trung lên phương án phòng, chống dịch Covid-19 tại lễ khai giảng theo hình thức truyền thống, trực tiếp.

Thầy Hà Trần Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Khao Mang - huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) chia sẻ: Trường đang đợi hướng dẫn cụ thể việc tổ chức khai giảng từ Phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải nên chưa quyết phương án cụ thể.

Tuy nhiên, theo thầy Hà Trần Hồng: “Vẫn cần tổ chức lễ khai giảng cho HS đầu năm học mới, song tổ chức ra sao phải nghiên cứu kĩ càng để bảo đảm  mục tiêp kép là an toàn cho HS, GV và lễ khai giảng ý nghĩa. Các trường có thể chọn đại diện mỗi khối từ 10 - 15 HS để dự lễ, còn với HS đầu cấp thì 100% tham dự để cảm nhận sự chào đón của nhà trường, niềm vui bước vào năm học mới ở một môi trường mới”. 

Chuẩn bị kĩ càng cho khai giảng trực tuyến

Thầy Dương Văn Bảo - Hiệu trưởng Trường THPT Tam Nông, huyện Tam Nông (Phú Thọ) khẳng định: Với điều kiện cơ sở vật chất hiện nay trường hoàn toàn có thể tổ chức tốt lễ khai giảng theo hình thức trực tuyến. Nhà trường đã sẵn sàng về đường truyền, thông báo cho HS chuẩn bị máy tính, điện thoại, lên kế hoạch nội dung phù hợp…

Tuy nhiên, thầy Bảo cho rằng, khi dịch Covid-19 chưa xuất hiện tại địa phương, đa số thầy và trò vẫn mong muốn được tham dự lễ khai giảng theo hình thức truyền thống. “Cho dù phải áp dụng các biện pháp phòng dịch tại lễ khai giảng (như giãn cách, đeo khẩu trang, đo thân nhiệt; phần lễ và hội của khai giảng được thu gọn…) thì lễ khai giảng trực tiếp vẫn mang lại nhiều cảm xúc, ý nghĩa hơn cho HS và GV” - thầy Bảo khẳng định.

Khai giảng tại vùng khó linh hoạt theo diễn biến dịch bệnh - Ảnh minh hoạ 3
Lễ khai giảng năm học 2020 - 2021 tại các địa phương sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Ảnh: Đức Trí

Thầy Nguyễn Minh Thuận - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lào Cai thông tin: Thầy cô, HS đều mong muốn đón năm học mới trong không khí, tâm thế phấn khởi, chờ đợi những thành công phía trước. Lễ khai giảng cũng là buổi sinh hoạt tập thể của nhà trường, ở đó GV và HS được gặp lại nhau sau khoảng thời gian xa cách… Tuy nhiên trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để bảo đảm an toàn cho HS, GV, tổ chức khai giảng trực tuyến cũng cần thiết, phù hợp.

Đối với Trường THPT chuyên Lào Cai, lễ khai giảng trực tuyến đã được Ban giám hiệu nhà trường chủ động lên “phương án”. Hình thức tổ chức sẽ ngắn gọn, cắt bớt nội dung không cần thiết, tập trung tuyên dương GV, HS có thành tích tốt năm học vừa qua; Diễn văn khai giảng của hiệu trưởng tập trung vào yêu cầu, mục tiêu… cụ thể trong năm học mới đối với HS, GV.

Theo thầy Nguyễn Minh Thuận, để lễ khai giảng trực tuyến cho 1.046 HS toàn trường diễn ra thông suốt, nhà trường đã chuẩn bị kĩ càng về đường truyền mạng. Thường xuyên kiểm tra đường truyền để khắc phục và hạn chế tối đa lỗi kỹ thuật có thể xảy ra trong quá trình tổ chức khai giảng trực tuyến.

Với các trường có công nghệ thông tin chưa tốt, đặc biệt trường vùng khó, việc tổ chức khai giảng trực tuyến không dễ dàng. Cần chuẩn bị kĩ về phần mềm trực tuyến để đáp ứng được việc truy cập của hàng trăm tài khoản vào cùng thời điểm diễn ra lễ khai giảng trực tuyến. Chuẩn bị chu đáo, kĩ càng về mặt nội dung, hình thức, đường truyền… bao nhiêu càng làm tăng thêm cảm xúc cho học trò, GV bấy nhiêu tại lễ khai giảng trực tuyến. - Thầy Nguyễn Minh Thuận   

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1436 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1155 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2464 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2943 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2257 | lượt tải:339

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1436 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1155 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2464 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2943 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2257 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay8,968
  • Tháng hiện tại73,593
  • Tổng lượt truy cập51,925,076
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944