8 nhóm vấn đề GD Tiểu học cần làm tốt trong năm học tới

Thứ ba - 25/08/2020 06:42 373 0
GD&TĐ - Tại Hội nghị tổng kết năm học 2019- 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2020- 2021 đối với cấp Tiểu học, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ nêu 8 nhóm vấn đề để các địa phương cùng thảo luận góp ý và tìm giải pháp tháo gỡ. 
8 nhóm vấn đề GD Tiểu học cần làm tốt trong năm học tới

Hành lang pháp lý cho giáo dục tiểu học

Năm vừa qua, Vụ đã ban hành được nhiều văn bản trong đó có 4 thông tư, 6 hướng dẫn chuyên môn trực tiếp của giáo dục tiểu học. Đây có thể nói là một trong những năm rất nổi bật về công tác pháp chế, hành lang pháp lý cho đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đặc biệt là đối với cấp tiểu học chuẩn bị thực hiện CT GDPT mới.

Đây là lần đầu tiên chúng ta ban hành được Thông tư chọn SGK cho các trường phổ thông. Dù đã ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn nhưng đây là lần đầu tiên thực hiện CT GDPT phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Trong quá trình triển khai thực tế nếu còn vướng mắc, chưa phù hợp thì vẫn đề nghị thầy cô góp ý để Bộ kịp thời có sự điều chỉnh. 

Bộ sẽ cầu thị, tiếp thu ý kiến của các thầy cô để không chỉ hoàn thiện văn bản/hành lang pháp lý mà quan trọng hơn là nâng cao tính khả thi và hiệu quả của việc thực hiện văn bản, rộng ra là việc thực hiện CT GDPT mới.

Chương trình SGK và đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá

Chương trình đã ban hành, SGK đã được biên soạn thẩm định, phê duyệt, phát hành đến tay phụ huynh, học sinh. Các khâu trên cơ bản đã làm tốt nhưng chất lượng thực sự của chương trình, SGK phải qua thực tế triển khai 1-2 năm mới tổng kết, đánh giá đầy đủ hết được.

Đối với các lớp 2,3,4,5 - Bộ đã chỉ đạo tiếp tục tinh giản chương trình hiện hành theo hướng tiếp cận CT GDPT mới, tinh gọn, tinh giản nhưng không phải cắt bỏ cơ học mà sắp xếp các kiến thức theo hướng tích hợp, phân hóa khoa học, để các mạch kiến thực đảm bảo thiết thực, gọn gàng, sát với đời sống thực tiễn, đặc biệt là cấp học...

Về SGK: Lớp 2-5 năm nay tiếp tục dạy học theo SGK hiện hành, lộ trình năm sau lớp 2 sẽ thực hiện CT GDPT mới. Nhưng thực tiễn giảng dạy SGK hiện hành nếu thấy SGK có vấn đề, các thầy cô chủ động góp ý để Bộ GDĐT tiếp thu, chỉ đạo NXB hiệu đính, tránh tình trạng còn nội dung quá lạc hậu.

Về phương pháp giảng dạy: Đổi mới CT GDPT lần này nhấn mạnh vào đổi mới phương pháp tổ chức dạy học đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá.

Thầy cô Tiểu học có thế mạnh là chuẩn chỉ, chặt chẽ trong giảng dạy học sinh, nhưng chính cái mạnh này có khi lại trở thành rào cản. Một bộ phận không nhỏ giáo viên Tiểu học chưa thực sự dám mạnh dạn đổi mới, vẫn đi theo lối mòn, cách giảng dạy cũ.

Đề nghị thầy cô nắm vững từng bước, người biết nhiều hướng dẫn người biết ít, người biết ít cố gắng học hỏi từng ngày, để dần dần tiếp cận được việc đổi mới phương pháp để tăng cường tính chủ động sáng tạo của thầy cô, đặc biệt là người học. Đây là điểm “lõi” trong thực hiện CT GDPT mới. Các thầy cô đổi mới được thì chất lượng GD nói chung, trong đó có GD Tiểu học sẽ tốt lên rất nhiều.

Kiểm tra đánh giá là một khâu tất yếu, quan trọng của quá trình dạy học. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá do đó cần chú trọng để thực hiện hiệu quả CT GDPT mới.

Giáo dục tiểu học đã có rất nhiều đổi mới tốt trong kiểm tra đánh giá, như thông tư 30, thông tư 22, tới đây sẽ ban hành Thông tư mới theo hướng đánh giá phẩm chất năng lực, đánh giá sự tiến bộ của người học...

Khen phải tạo được động lực chứ không phải khen để học sinh lại tâm tư. Vì thế, với giáo dục tiểu học lưu ý các thầy cô phải cùng nhau có giải pháp, cách thức để công tác khen thưởng học sinh và thi đua giữa các giáo viên/nhà trường phải đi vào thực chất và phù hợp. Khi làm tốt việc khen thưởng thì sẽ tạo động lực lớn cho các cô thầy cũng như học sinh.

8 nhóm vấn đề GD Tiểu học cần làm tốt trong năm học tới - Ảnh minh hoạ 2
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Thế Đại

 

Nâng chuẩn giáo viên sao cho hiệu quả, thiết thực

Năm qua giáo viên tiểu học được cải thiện hơn rất nhiều. Rất nhiều giáo viên hợp đồng được vào biên chế, tăng số lượng giáo viên giáo dục tiểu học. Đây là điểm sáng rất đáng hoan nghênh.

Các thầy cô đã rất hăng say tham gia nghiên cứu, học tập qua mạng về chương trình, SGK mới để chuẩn bị thực hiện CT GDPT 2018. Tuy nhiên cũng còn tồn tại một số vấn đề như: tuyển dụng giáo viên của các địa phương, có nơi còn chưa đảm bảo khách quan, công tâm, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp tục cống hiến với sự nghiệp giáo dục;

Hiện nay chúng ta có khoảng 400.000 giáo viên Tiểu học nhưng số chưa đạt chuẩn đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 (yêu cầu giáo viên Tiểu học phải có trình độ từ Cử nhân trở lên) vẫn còn rất nhiều, khoảng 100.000 (24%).

Số thầy cô này sẽ được bồi dưỡng nâng chuẩn, nhưng việc tổ chức thực hiện như thế nào để đảm bảo quyền lợi của thầy cô khi đi học, cần được ngành giáo dục, ngành nội vụ và các ngành liên quan quan tâm, chỉ đạo, để giáo viên yên tâm đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Ta có lộ trình 10 năm để nâng chuẩn giáo viên. Do đó không nên dồn dập vào 1 giai đoạn nhưng cũng đồng thời không nên thờ ơ tránh tình trạng về cuối lại cấp tập thực hiện nhưng do không đảm bảo thời gian theo yêu cầu thì giáo viên lại mất quyền lợi. Đề nghị các Sở/Phòng GDĐT tham mưu địa phương để có kế hoạch cho giáo viên tham gia bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ theo yêu cầu của Luật Giáo dục 2019 được hiệu quả, thiết thực.

Giải bài toán trường lớp và trang thiết bị dạy học

Đây là một trong vấn đề rất lớn đối với giáo dục tiểu học, nhất là ở thành phố lớn và các vùng khó khăn. Tình trạng lớp học quá đông khi một số nơi tăng dân số cơ học, khu công nghiệp - kinh tế đông, di cư tự do đông, nên trường lớp bị áp lực rất lớn…

Trường lớp luôn là điểm nóng, nhất là những vùng có khu công nghiệp, chế xuất, di dân tự do đông, đề nghị các địa phương cần hết sức quan tâm đầu tư, tạo điều kiện để ngành giáo dục thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình.

Ngoài ra, việc dồn ghép trường lớp ở những vùng ít học sinh, đề nghị các lãnh đạo Sở GD&ĐT tham mưu UBND tỉnh không dồn ghép cơ học. 

Về thiết bị dạy học, Bộ đã có văn bản hướng dẫn mua sắm trang thiết bị dạy học với lớp 1 rồi, các lớp khác theo lộ trình sẽ có. Việc cung cấp thiết bị đề nghị các địa phương thực hiện theo tinh thần thiết bị phải đồng hành với SGK, tránh tình trạng sách chờ thiết bị.

Đổi mới quản trị nhà trường

Với tinh thần đổi mới trong tất cả các khâu của quá trình dạy-học thì việc quản trị nhà trường của Hiệu trưởng cũng phải đổi mới. Qua theo dõi báo cáo và thực tế, nhiều Hiệu trưởng đã đổi mới rất nhanh, có nhiều sáng tạo, nhưng không ít Hiệu trưởng trường tiểu học vẫn quản lý nhà trường theo cách truyền thống.

Khi Hiệu trưởng chuyển tư duy và cách quản lý nhà trường sang quản trị nhà trường thì các nguồn lực của nhà trường, đặc biệt là giáo viên sẽ được “khơi thông”. Nhưng nếu vẫn theo truyền thống quản lý thì sự sáng tạo của các cô thầy sẽ bị gặp nhiều khó khăn. Việc báo cáo sổ sách nhiều, quy trình quản lý giáo viên và tiết học theo cách cũ sẽ khiến giáo viên bị phân tán công việc chuyên môn, vất vả đáp ứng, nên gây khó khăn cho sự sáng tạo của các cô thầy…

Sát sao chỉ đạo chuyên môn của Phòng Tiểu học

Cấp tiểu học được phân cấp cho quận/huyện/thị xã quản lý. Cấp tiểu học có số lượng lớn giáo viên nên phòng tiểu học cần sát sao trong chỉ đạo chuyên môn để tham mưu cho lãnh đạo địa phương và báo cáo tham mưu Sở GD&ĐT. Một số địa phương biên chế nhân sự phòng này ít, các thầy cô lại ít có thời gian để được tham gia bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Vấn đề này đề nghị địa phương quan tâm, tháo gỡ.

Tinh gọn bộ máy phải tính đến hiệu quả

Khuyến cáo lãnh đạo Sở tinh gọn bộ máy nhưng tinh gọn mà không tính đến điều kiện chỉ đạo thì sẽ nảy sinh hậu quả. Nếu cán bộ của Sở chưa đủ số lượng và chuyên môn, để cán bộ cấp học này kiêm nhiệm chỉ đạo cấp học khác hoặc chỉ đạo mang tính liên cấp thì việc thực hiện sẽ rất lúng túng. Bậc tiểu học có tính nền tảng, rất đông giáo viên, đề nghị các địa phương quan tâm, tránh tình trạng cứ tinh gọn bộ máy mà không tính đến hiệu quả thực chất của công tác này.

Phối hợp chặt chẽ Vụ GDTH và các Vụ, cục liên quan

Năm vừa rồi Vụ Giáo dục Tiểu học đã rất tích cực, bám sát, tư vấn tốt, có sản phẩm cụ thể tốt. Tuy nhiên làm tốt đến mấy vẫn chưa đủ. Các Vụ Cục liên quan cần bàn thảo để làm rõ cần phối hợp thực hiện hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập764
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm763
  • Hôm nay34,915
  • Tháng hiện tại313,045
  • Tổng lượt truy cập51,669,004
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944