Khung kế hoạch bài dạy: Không trói buộc sáng tạo mà “buộc” GV đổi mới cách dạy

Thứ sáu - 11/06/2021 23:09 426 0
GD&TĐ - Khung kế hoạch bài dạy trong phụ lục IV, công văn 5512 của Bộ GD&ĐT không trói buộc sự sáng tạo của giáo viên mà chỉ “buộc” người dạy phải đổi mới cách dạy theo tư duy mới.
Khung kế hoạch bài dạy: Không trói buộc sáng tạo mà “buộc” GV đổi mới cách dạy

Quy định kế hoạch bài dạy cho giáo viên là cần thiết

Giáo viên là lực lượng chủ yếu quyết định chất lượng giáo dục, đổi mới giáo dục. Giáo viên có quyền và được tạo điều kiện tối đa cho tự do sáng tạo trong các hoạt động chuyên môn.

Tuy nhiên, cái gì cũng có giới hạn của nó, hay nói khác, cần phải có “lồng giới hạn” để vừa quản lý được, vừa phát huy, tập trung sức mạnh cá nhân, kết hợp sức mạnh tập thể cho đổi mới hoạt động chuyên môn của tổ, trường.

Trước hết mỗi giáo viên phải tự mình xây dựng các kế hoạch giáo dục và kế hoạch bài dạy mình. Đó là đương nhiên từ xưa tới nay. Với giáo viên dạy lớp 6 còn là nhiệm vụ sát sườn, do dạy theo sách mới, phương pháp mới, càng phải tập làm quen và thành thạo xây dựng khung kế hoạch bài dạy mới.

Do dạy học hướng tới phát triển năng lực người học thì mục tiêu bài dạy phải đạt được đầu ra về kiến thức (cơ sở nền tảng cho phát triển năng lực), đồng thời cả đầu ra về phẩm chất , năng lực người học. Mục tiêu bài dạy phải chỉ ra cụ thể, định lượng, dễ đong đo, đếm được. Dạy học đổi mới là dạy qua hoạt động, qua làm nên phải có thiết bị và học liệu dạy học.

Tiến trình dạy học dựa theo logic các hoạt động nhận thức khoa học và được quy định trong TT 33/2017/TT-BGDĐT, tháng 12/2017. Bốn bước của tiến trình dạy học  được đồng nhất ở bốn bước trong khung bài học trong sách giáo khoa mới.

Vì vậy dạy theo sách giáo khoa mới, đồng nghĩa khung kế hoạch bài dạy cũng phải dạy theo tiến trình dạy học thông qua bốn nhóm hoạt động này.

Phải nói Phụ lục 4 trong công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH về “Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường” của Bộ GD&ĐT viết rất khoa học và chi tiết (và cần hơn nữa chi tiết như thế). Nó khẳng định dạy học phát triển năng lực học sinh là phải tổ chức cho học sinh hoạt động như vậy.

Tuy nhiên 4 ghi chú của Phụ lục đã giải thích cách làm thực tiễn khi giáo viên vận dụng vào quá trình lập khung kế hoạch bài dạy để đạt được yêu cầu của Bộ GD&ĐT.

Phụ lục 4 không trói buộc sự sáng tạo của giáo viên mà chỉ là “buộc” người dạy phải đổi mới cách dạy theo một cách tư duy mới.

Một khi giáo viên thay đổi tư duy, biết cách lập khung kế hoạch bài dạy một cách thành thạo thì mức độ chi tiết, hay độ dài ngắn đến đâu là quyền, tùy thuộc của giáo viên.

Khung kế hoạch bài dạy: Không trói buộc sáng tạo mà “buộc” GV đổi mới cách dạy - Ảnh minh hoạ 2
Ảnh minh họa/ITN

“Bản đồ hành động” cho nhà trường

Có thể nói, công văn 5512 là văn bản chỉ đạo chuyên môn kịp thời, giúp các nhà trường biết cách làm đúng và tốt nhất hoạt động chuyên môn khi triển khai thay sách giáo khoa lớp 6 và các lớp sau đó ở THCS và THPT.

Công văn 5512 cho phép xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhà trường theo nhiều cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù, hiện trạng của từng trường,  vùng miền mà không cào bằng, theo kiểu “đồng phục” như chúng ta đã từng làm.

Trước hết, văn bản này cụ thể hóa một số điểm trong Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT về Điều lệ trường THCS và THPT - một Điều lệ nhà trường có nhiều điểm mới phù hợp với mục tiêu phát triển mới của giáo dục nước nhà.

Bản chất công văn là đưa ra những quy định về quản trị nhà trường theo kế hoạch. Trong đó kế hoạch là “bản đồ hành động” cho một nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục và là công cụ cho việc quản lý trường học. Kế hoạch nhà trường tập trung vào: kế hoạch giáo dục và dạy học các môn học của trường; kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn; kế hoạch hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy của giáo viên.

Công văn 5512 cho phép xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhà trường theo nhiều cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù, hiện trạng của từng trường, vùng miền mà không cào bằng, theo kiểu “đồng phục” như chúng ta đã từng làm.

Coi trọng hiệu quả quản trị nhà trường, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về chuyên môn cho các trường và giáo viên. Mở rộng dân chủ, khuyến khích sáng tạo cho người dạy trong việc thực hiện chương trình, nhất là trong hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phâm chất năng lực học sinh.

Theo hướng dẫn chuyên môn của các sở GD&ĐT, hiệu trưởng các trường được quyền xây dựng kế hoạch nhà trường cho riêng mình, miễn sao đảm bảo khung thời gian năm học của Bộ GD&ĐT, không gây căng thẳng, áp lực cho học sinh. Không bắt buộc phải dạy môn học ở các tuần cũng như chia đều số tiết/tuần.

Với môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử, Địa lý được dạy và kết thúc chương trình trong từng học kỳ của năm học.

Riêng các hoạt động giáo dục (tham quan, cắm trại, câu lạc bộ, hoạt động cộng đồng), kế hoạch nhà trường  xây dựng đồng bộ với việc thực hiện chương trình môn học.

Chính vì vậy, năm học vừa qua một số địa phương đã tận dụng quy định chuyên môn có độ “mở” này để điều chỉnh, sớm hoàn thành 35 tuần thực học, kể cả kiểm tra đánh giá định kỳ cuối năm và nhờ đó  hoàn thành năm học trước khi dịch Covid-19 quay trở lại vào cuối tháng 4.

Tổ chuyên môn là trung tâm của hoạt động tổ dạy học và giáo dục là nơi hình thành và phát triển ý tưởng đổi mới giáo dục của mỗi nhà trường. Đội ngũ được quyền tự chủ, sáng tạo, tự tổ chức và phải giải trình với hiệu trưởng các sáng tạo của mình.

Sinh hoạt chuyên môn, lấy “Quy trình dựa trên nghiên cứu bài học” làm bản lề nâng cao chất lượng bài dạy và hoạt động giáo dục, cũng như không ngừng nâng trình độ giáo viên, đáp ứng đòi hỏi cao của sự nghiệp đổi mới giáo dục.

Dự án JICA của Nhật Bản về Nghiên cứu bài học được triển khai rộng rãi ở Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông. Tổ chuyên môn là nơi hiện thực hóa, thẩm định các quy định đổi mới giáo dục và đánh giá học sinh của Bộ GD&ĐT. Tổ chuyên môn cũng là nơi đề xuất, điều chỉnh thay đổi các quy chế chuyên môn của cấp trên, vốn được coi như pháp lệnh theo cách truyền thống.

Từ những phân tích trên, có thể đánh giá công văn 5512 là văn bản chỉ đạo khoa học, với tính thực tiễn cao. Tôi mong quan điểm của công văn 5512 có thể lan tỏa để có thể hoàn thiện đổi mới cách dạy, đồng bộ trong hệ thống các trường ở GD phổ thông.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập749
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm748
  • Hôm nay35,010
  • Tháng hiện tại313,140
  • Tổng lượt truy cập51,669,099
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944