Kiểm tra, đánh giá học sinh trực tuyến: Không để bị động

Thứ tư - 06/10/2021 09:08 1.419 0
GD&TĐ - Dạy học trực tuyến, các nhà trường bảo đảm tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên để hỗ trợ điều chỉnh việc dạy học, kịp thời động viên, khuyến khích học sinh.
Kiểm tra, đánh giá học sinh trực tuyến: Không để bị động

Bên cạnh đó chủ động chuẩn bị các điều kiện cho đánh giá định kỳ trực tuyến, không để bị động.

Xây dựng tiêu chí đánh giá thường xuyên

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, theo chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hưng Yên, từ tháng 5/2021, Trường THPT Minh Châu tổ chức dạy và học trực tuyến. Cuối tháng 5, nhà trường kiểm tra định kỳ các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tin học, Công nghệ, Thể dục, Quốc phòng, Tiếng Anh, Ngữ văn trên phần mềm dạy trực tuyến (Microsoft Teams). Với các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, trường kiểm tra trên phần mềm Shub Classroom kết hợp với phần mềm Teams (học sinh đăng nhập bằng tài khoản được nhà trường cấp). Trong quá trình kiểm tra, học sinh phải bật camera, microphone để giáo viên trông thi quan sát.

Thầy Nguyễn Đức Hồng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Lần đầu kiểm tra trực tuyến không tránh khỏi khó khăn. Trong đó có việc thiết bị học sinh chưa được đầy đủ, đường truyền mạng không bảo đảm. Để ra được đề kiểm tra thường xuyên trực tuyến rất mất thời gian; đặc biệt là những nhiệm vụ học sinh trình bày tự luận, thầy cô cũng phải đầu tư thời gian cho khâu chấm bài…

Trước khó khăn này, năm học 2021 - 2022, ban giám hiệu, ban chuyên môn nhà trường chủ động đưa ra những biện pháp ngay từ đầu năm học. Trước năm học mới, giáo viên chủ nhiệm rà soát lại tài khoản học trên phần mềm Teams, phối hợp với phụ huynh học sinh, bảo đảm các thiết bị trong quá trình học, kiểm tra cũng như đường truyền mạng (kiểm tra bật camera, bật mic). Học sinh quá khó khăn, ban giám hiệu nhà trường huy động từ các nguồn tài trợ để giúp đỡ.

Về khâu ra đề, giáo viên được yêu cầu làm ngân hàng đề từ đầu năm học. Những môn Toán, Vật lý, Hóa học, sau khi ra đề giáo viên phải thử ngay trên phần mềm Qanda để tránh học sinh tìm ra được đáp án trên phần mềm. Câu hỏi môn khoa học xã hội phải mang tính mở, tránh ra những câu mà chỉ tra cứu trong tài liệu hoặc trên mạng đã có. Trường đồng thời tổ chức tập huấn cho giáo viên và giao cho nhóm Tin hỗ trợ những thầy cô còn gặp khó khăn để thành thạo trong việc ra đề.

“Để bảo đảm công bằng, khách quan, trung thực trong quá trình kiểm tra trực tuyến, nhà trường đã mua tài khoản của phần mềm Shub Classroom. Khi kiểm tra trên phần mềm này, học sinh mở cửa sổ khác (để tra cứu tài liệu, mở nhóm lớp hỏi bài…) sẽ tự động thống kê số lần học sinh vi phạm, là minh chứng để nhắc nhở, trừ điểm…” – thầy Nguyễn Đức Hồng chia sẻ.

Nói về hoạt động kiểm tra, đánh giá thường xuyên khi dạy học trực tuyến, cô Bùi Thị Diệu Ngọc, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Du (Hoàn Kiếm, Hà Nội), cho biết: Giáo viên nhà trường thực hiện nghiêm túc nội dung thông tư về đánh giá học sinh tiểu học của Bộ GD&ĐT. Khi đánh giá giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Cùng với đó, có giải pháp lưu giữ minh chứng để làm căn cứ đánh giá định kỳ; đặc biệt là quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học dành cho từng khối lớp.

Kiểm tra, đánh giá học sinh trực tuyến: Không để bị động - Ảnh minh hoạ 2
Kiểm tra, đánh giá học sinh cần thực hiện theo mục tiêu giáo dục trong mùa dịch. Ảnh minh họa 

Chuẩn bị sẵn sàng cho đánh giá định kỳ trực tuyến

Để có thể kiểm tra, đánh giá định kỳ trực tuyến (dành cho lớp 3, 4, 5), Trường Tiểu học Nguyễn Du (Hoàn Kiếm, Hà Nội) hướng dẫn tổ chuyên môn thực hiện theo quy trình 6 bước. Bước 1: Xác định mục đích đánh giá (đánh giá kết quả học tập, năng lực, phẩm chất nào của học sinh? Vào thời điểm nào? Đối tượng học sinh nào?...).

Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra (dựa vào mục đích đánh giá, chuẩn kiến thức, kĩ năng, nội dung trọng tâm cốt lõi… để xác định các chủ đề nội dung cần đánh giá).

Bước 3: Xây dựng các câu hỏi/bài tập (số lượng các câu hỏi, dạng câu hỏi, mức độ dựa trên các chủ đề nội dung cụ thể của bước 2).

Bước 4: Dự kiến các phương án trả lời (đáp án) câu hỏi/bài tập ở bước 3 và thời gian làm bài.

Bước 5: Dự kiến điểm số cho câu hỏi/bài tập (căn cứ vào số lượng câu hỏi/bài tập, các mức và mục đích đánh giá, đồng thời phải hình dung được tình huống học sinh sẽ gặp phải trong khi làm bài kiểm tra để ước tính điểm số).

Bước 6: Điều chỉnh và hoàn thiện đề kiểm tra (rà soát lại các câu hỏi/bài tập, mức độ, điểm số, dựa vào các yêu cầu ở bước 1, bước 2. Nếu có điều kiện - đã xây dựng được ngân hàng câu hỏi/bài tập hoặc xác định được các mục đích đánh giá định kì ngay từ đầu năm học - thì có thể thử nghiệm kiểm tra câu hỏi/bài tập tương tự trong suốt quá trình dạy học).

Tại Đồng Nai, toàn bộ cơ sở giáo dục của tỉnh đang triển khai hoạt động dạy học trực tuyến, hướng dẫn học sinh tham gia học trên truyền hình và các hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Ông Võ Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, cho hay: Giáo viên có hình thức đa dạng, phù hợp để kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhằm hỗ trợ điều chỉnh việc dạy học; kịp thời động viên, khuyến khích khi học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, giúp cải thiện, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục.

Với đánh giá định kỳ, theo ông Võ Ngọc Thạch, Sở GD&ĐT yêu cầu nhà trường phải có kế hoạch chuẩn bị từ bây giờ để sẵn sàng triển khai theo hình thức trực tuyến trong trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục phổ thông tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng; không để bị động. Trong đó, quan trọng là chuẩn bị ngân hàng câu hỏi đủ lớn, có chất lượng; cùng với đó là cơ sở hạ tầng, hệ thống phần mềm phù hợp và hỗ trợ cho hoạt động kiểm tra đánh giá tốt nhất.

“Nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đang dùng phần mềm kiểm tra Azota... Sở GD&ĐT đã triển khai Thông tư 09 về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến, cũng như các Thông tư hướng dẫn đánh giá xếp loại học sinh của Bộ GD&ĐT. Sắp tới, Sở GD&ĐT Đồng Nai sẽ hướng dẫn về kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ cụ thể” – ông Võ Ngọc Thạch cho hay.

“Tổ chuyên môn huy động giáo viên trong tổ xây dựng tiêu chí đánh giá thường xuyên khi triển khai dạy trực tuyến phù hợp với khối lớp; xây dựng biện pháp đánh giá khác nhau. Mỗi giáo viên phải có cách thức theo dõi đánh giá thường xuyên học sinh và có lưu giữ minh chứng, để làm căn cứ cho đánh giá định kỳ. Trước khi đánh giá cần có trao đổi với cha mẹ học sinh, vì dạy học trực tuyến, cha mẹ học sinh chính là “người thầy thứ hai” - cô Bùi Thị Diệu Ngọc cho biết.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập748
  • Hôm nay37,829
  • Tháng hiện tại315,959
  • Tổng lượt truy cập51,671,918
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944