Ninh Bình: Không xem xét thi đua, khen thưởng với tác giả sao chép sáng kiến giáo dục

Thứ năm - 07/10/2021 02:08 363 0
GD&TĐ - Ngày 30/9/2021, Hội đồng thẩm định chấm sáng kiến ngành GD&ĐT Ninh Bình đã hoàn thành việc chấm thẩm định 472 sáng kiến giáo dục năm học 2020- 2021 nghiêm túc, đúng quy định.
Ninh Bình: Không xem xét thi đua, khen thưởng với tác giả sao chép sáng kiến giáo dục

Theo Sở GD&ĐT Ninh Bình đã có tổng số 472 giải pháp, sáng kiến đăng ký thẩm định của 1.376 tác giả, đồng tác giả ở các lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Công nghệ, Ngoại ngữ, Thể dục - Giáo dục quốc phòng an ninh, Âm nhạc.

Về sáng kiến thẩm định để đăng ký công nhận cấp tỉnh có tổng số 224 sáng kiến. Trong đó 111 sáng kiến đạt loại giỏi (49,55%); 97 sáng kiến loại khá (43,30%); 11 sáng kiến đạt loại trung bình (4,92%); 4 sáng kiến không đạt (1,78%); 1 sáng kiến không công nhận (0,45%) do sao chép.

Về sáng kiến thẩm định để xét các danh hiệu thi đua có tổng số 248 sáng kiến. Trong đó 239 sáng kiến đạt; 2 sáng kiến không đạt; 7 sáng kiến không được công nhận do sao chép.

Theo ông Đinh Văn Khâm - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình, bên cạnh một số ưu điểm thì Hội đồng thẩm định chấm sáng kiến đã chỉ ra một số tồn tại và lưu ý.

Đó là nhiều sáng kiến chưa làm đúng cấu trúc (theo hướng dẫn tại Quyết định số 71 của Sở GD&ĐT), chủ yếu viết dưới dạng cấu trúc của đề tài hoặc mẫu sáng kiến kinh nghiệm cũ;

Trong nội dung sáng kiến vẫn sử dụng cụm từ “đề tài” hoặc “sáng kiến kinh nghiệm” để mô tả giải pháp, sáng kiến; sáng kiến chưa nêu rõ giải pháp cũ đã làm, giải pháp mới cải tiến, hiệu quả dự kiến đạt được, khả năng áp dụng...

Có đơn vị chưa rà soát kỹ các sáng kiến, chưa có chữ ký của tác giả, đồng tác giả hoặc xác nhận của lãnh đạo. Một số đơn vị chưa rà soát kỹ các sáng kiến, vẫn còn hiện tượng cán bộ, giáo viên sao chép sáng kiến từ những năm học trước hoặc của đơn vị khác.

Từ những ưu điểm và tồn tại, Sở GD&ĐT Ninh Bình lưu ý các cơ sở giáo dục cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai ứng dụng hiệu quả sáng kiến tại đơn vị.

Tăng cường bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết sáng kiến theo mẫu Sở GD&ĐT đã quy định. Nghiêm túc chấn chỉnh việc sao chép sáng kiến.

Không xem xét đề nghị thi đua, khen thưởng đối với các tác giả, đồng tác giả sao chép sáng kiến trong năm học tiếp theo.

Các đơn vị có sáng kiến xếp loại Giỏi hướng dẫn tác giả viết lại theo đúng cấu trúc đã hướng dẫn tại Quyết định số 71/QĐ-SGDĐT của Sở GD&ĐT.

Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị ứng dụng hiệu quả và đăng tải các sáng kiến đã được công nhận trên trang thông tin điện tử của đơn vị, đồng thời rút kinh nghiệm khắc phục các tồn tại đã nêu…

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập384
  • Hôm nay41,899
  • Tháng hiện tại320,029
  • Tổng lượt truy cập51,675,988
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944