Kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Trung HSK 9 cấp mới của Trung Quốc, cơ hội hay thách thức?

Thứ tư - 08/09/2021 07:06 1.316 0
GD&TĐ - Thông báo chính thức từ Hanban khiến cộng đồng người học tiếng Trung băn khoăn, đâu là lý do cho sự đổi mới và sự đổi mới này sẽ mang tới lợi ích hay khó khăn tới các bạn có nguyện vọng thi lấy chứng chỉ.
Kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Trung HSK 9 cấp mới của Trung Quốc, cơ hội hay thách thức?

Ngày 1/7/2021, Bộ Giáo dục và Uỷ ban Ngôn ngữ Quốc gia của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung Quốc)- Hanban- đã ban hành “Bộ tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Trung trong Giáo dục Hán ngữ quốc tế”, chính thức thay đổi tiêu chuẩn đánh giá năng lực Hán ngữ (từ HSK 6 cấp lên HSK 9 cấp). 

Thông báo chính thức từ Hanban khiến cộng đồng người học tiếng Trung băn khoăn, đâu là lý do cho sự đổi mới và sự đổi mới này sẽ mang tới lợi ích hay khó khăn tới các bạn có nguyện vọng thi lấy chứng chỉ.

Trung Quốc và sức ảnh hưởng trên thế giới

Sau hơn 40 năm cải cách mở cửa với hàng loạt các “Kế hoạch 5 năm”, Trung Quốc có những bước nhảy vọt lớn khi đã vươn lên trở thành cường quốc có địa vị, có tiếng nói trên trường quốc tế, và là một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Song song với chính trị và kinh tế, Trung Quốc cũng dành sự ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục với chi phí đầu tư khổng lồ, mở cửa cho các sinh viên quốc tế đến học tập và nghiên cứu,... những chính sách cải cách giáo dục đã thúc đẩy nền giáo dục Trung Quốc ngày càng phát triển. 

Nhiều trường đại học danh giá như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Phục Đán ... lọt top 100 trường đại học tốt nhất trên thế giới (trong đó, Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh đồng hạng thứ 16).

Không chỉ thế, Trung Quốc đã làm rất tốt trong việc đưa văn hóa Trung Hoa ra khỏi biên giới đất nước, được bạn bè quốc tế đón nhận nồng nhiệt. Nhờ vậy, số người học tiếng Trung đã tăng lên đáng kể. 

Tiếng Trung hiện là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Theo thống kê, toàn cầu có 4.000 trường đại học giảng dạy chuyên ngành Hán ngữ, khoàng 25 triệu người đang theo học tiếng Trung, tổng số người tham gia kỳ thi HSK đến nay đã đạt hơn 5,6 triệu người.

Lý do cho sự đổi mới trong tiêu chuẩn đánh giá trình độ Hán ngữ

Số người học tiếng Trung ngày càng tăng, nhu cầu học tập cũng ngày càng đa dạng. Để đảm bảo chất lượng Giáo dục Hán ngữ Quốc tế, từ những năm đầu của thế kỷ 21, sau khi lần lượt được thành lập ở nhiều nước trên thế giới, viện Khổng Tử đã không ngừng tiến hành các cuộc điều tra về tình hình giảng dạy Hán ngữ thực tế để tiến hành cải cách Kỳ thi khảo sát trình độ tiếng Trung HSK.

Có thể nói, tiêu chuẩn “3 trình độ 9 cấp bậc” được ban hành vào tháng 3 năm nay là một sự thay đổi tất yếu, mở ra giai đoạn 3.0 trong quá trình phát triển của kỳ thi HSK. 

Sự xuất hiện và ngày càng phổ biến của các tiêu chuẩn đánh giá trình độ ngôn ngữ quốc tế như CEFR (Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung Châu Âu) hay ACTFL (Quy Tắc Thành Thạo của Hội đồng Giảng dạy Ngoại ngữ Hoa Kỳ ), cùng với sự phát triển của việc giảng dạy tiếng Trung tại các quốc gia trên thế giới cho thấy việc có một bộ tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Trung chuẩn mực, cởi mở để áp dụng vào việc học tập, giảng dạy, thi cử là vô cùng cấp bách.

Vì vậy, từ tháng 5/2017, Trung tâm Hợp tác giao lưu ngôn ngữ (Center for Language Education and Cooperation) đã mời giáo sư Lưu Anh Lâm trường Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh lãnh đạo đoàn chuyên gia từ các trường đại học như Đại học Bắc Kinh, Đại học Sư phạm Thủ đô, Đại học Thượng Hải,... để tiến hành nghiên cứu một bộ tiêu chuẩn đánh giá mới. 

Đến đầu năm nay, “Bộ Tiêu chuẩn đánh giá trình độ tiếng Trung trong công tác Giáo dục Hán ngữ quốc tế” đã được Ủy ban Đánh giá Tiêu chuẩn và Tiêu chuẩn Ngôn ngữ của Ủy ban Ngôn ngữ Quốc gia chấp thuận.

Khác biệt của HSK 9 cấp mới so với HSK 6 cấp cũ

HSK 9 cấp mới được chia thành 3 trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Độ khó của bài thi dự kiến cũng sẽ khó hơn rất nhiều. So với HSK 6 cấp cũ, HSK 9 cấp không chỉ tăng về lượng âm tiết mà còn tăng về lượng từ vựng, ngữ pháp.

Kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Trung HSK 9 cấp mới của Trung Quốc, cơ hội hay thách thức?
So với HSK 6 cấp cũ, HSK 9 cấp không chỉ tăng về lượng âm tiết mà còn tăng về lượng từ vựng, ngữ pháp.

Cụ thể, ngay từ HSK1, thí sinh đã phải nắm vững 500 từ vựng và 48 điểm ngữ pháp, tương đương với HSK 3 theo tiêu chuẩn cũ. Đến trình độ cao cấp (tức HSK 7,8,9), thí sinh cần tích lũy 11092 từ vựng và toàn bộ 572 điểm ngữ pháp ở mọi cấp bậc thay vì 500+ từ vựng. Tuy nhiên, độ khó giữa các cấp bậc sẽ không chênh nhau quá nhiều. 

Ngoài ra, từ cấp độ 4 trở đi, người học được yêu cầu thi thêm kỹ năng dịch giữa tiếng Trung và ngôn ngữ mẹ đẻ ngoài bốn kỹ năng cơ bản Nghe, Nói, Đọc, Viết như trước đây.

Ảnh hưởng của sự đổi mới đến cộng đồng người học tiếng Trung

Vốn đã làm quen với cách đánh giá cũ, sẽ rất vất vả cho các bạn đang theo học tiếng Trung để thay đổi cách học trong thời gian ngắn, sao cho phù hợp với những quy định mới. 

Việc tăng thêm một kỹ năng mới trong kỳ thi HSK được dự đoán sẽ trở thành trở ngại lớn, khiến việc đạt được chứng chỉ với số điểm mong muốn ngày càng khó khăn. 

Cùng với đó, công tác nghiên cứu cách giảng dạy để phù hợp với dạng đề thi mới cũng là bài toán khó dành cho các giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng Trung. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội để chúng ta phát huy toàn diện các kỹ năng quan trọng. 

Việc đưa kỹ năng dịch vào đề thi cũng được coi là biểu hiện sự giao thoa giữa hai ngôn ngữ, hai nền văn hóa khác nhau của các quốc gia, cho thấy sự cởi mở, bao dung hơn trong cách đánh giá trình độ tiếng Trung.

Kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Trung HSK 9 cấp mới của Trung Quốc, cơ hội hay thách thức? - Ảnh minh hoạ 2
Hệ sinh thái Hán ngữ NEWHSK 9 cấp của Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục TMEDU Việt Nam

Dù vậy, những thay đổi trong tiêu chuẩn đánh giá không khỏi khiến các bạn học sinh, sinh viên cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Thấu hiểu được điều đó, Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục TMEDU Việt Nam sẽ tổ chức buổi hội thảo trực tuyến: “HSK 9 cấp, xu hướng và tác động tới việc dạy - học tiếng Trung Quốc tại Việt Nam” vào 19h30 tối ngày 10/09/2021.

Kỳ thi đánh giá trình độ tiếng Trung HSK 9 cấp mới của Trung Quốc, cơ hội hay thách thức? - Ảnh minh hoạ 3
Hội thảo trực tuyến: “HSK 9 cấp, xu hướng và tác động tới việc dạy - học tiếng Trung Quốc tại Việt Nam”.

Tham gia buổi hội thảo, bạn sẽ được lắng nghe những thông tin chia sẻ quý báu xung quanh việc áp dụng chuẩn mới HSK 9 cấp như:

- Sự khác biệt giữa hệ thống HSK 6 cấp trước đây và HSK 9 cấp mới (Ngữ pháp, từ vựng, đầu ra,...)

- Khó khăn, thuận lợi của HSK 9 cấp với kỳ thi tốt nghiệp THPT, đầu ra các trường đại học ngành tiếng Trung tại Việt Nam, phương pháp giúp học sinh, sinh viên chinh phục HSK 9 cấp đối với các chương trình học tập ngắn hạn…

- Tại sao có thế cho rằng Hệ thống sản phẩm HSK 9 cấp của Thanhmaihsk là tiên phong, khác biệt vượt trội, và đáp ứng tốt nhất theo tiêu chuẩn mới?

Khách mời đặc biệt: Các chuyên gia đầu ngành, các giáo sư, tiến sĩ Hán ngữ đến từ các trường Đại học nổi tiếng của Việt Nam và Trung Quốc:

• PGS. Tiến Sĩ Nguyễn Hoàng Anh - Nguyên trưởng khoa Ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc - Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội

• Tiến sĩ Nguyễn Phước Lộc - Phó trưởng khoa tiếng Trung Quốc - Trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh

• Tiến Sĩ Trần Thị Thanh Mai - CEO &Fouder TMEDU Việt Nam

• Tiến sĩ Ứng Thần Cẩm - Đại học Sư phạm Thủ đô Bắc Kinh - Trung Quốc

Link tham gia sự kiện tại đây

Về Thanhmaihsk - Hệ Thống giáo dục Hán ngữ toàn diện nhất Việt Nam

Với hơn 10 năm kinh nghiệm, 25.000 học viên theo học, chắp cánh thành công hơn 1000 học viên đã đi du học cùng 14 trụ sở trên toàn quốc, THANHMAIHSK tự hào là mô hình tiên phong trong lĩnh vực đào tạo tiếng Trung chuẩn quốc tế với chất lượng 5 sao:

• Giảng viên ưu tú

• Lộ trình học ưu việt

• Gáo trình chuyên biệt

• Phương pháp giảng dạy vượt trội

• Chăm sóc học viên riêng biệt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập786
  • Hôm nay50,245
  • Tháng hiện tại328,375
  • Tổng lượt truy cập51,684,334
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944