Thanh Hóa: Học sinh cam kết phòng, chống ma túy và bạo lực học đường

Thứ tư - 08/09/2021 09:13 1.227 0
GD&TĐ - Hàng năm, sau thời điểm khai giảng, học sinh các trường THPT được tham gia hoạt động phòng, chống ma túy, bạo lực học đường... Tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh nên phong trào này chuyển về từng lớp học.
Thanh Hóa: Học sinh cam kết phòng, chống ma túy và bạo lực học đường

Phổ biến giáo dục pháp luật cho học sinh

Hàng năm, sau khi khai giảng năm học mới, Trường THPT Lang Chánh (Thanh Hóa) lại tổ chức tháng cao điểm về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức giáo dục pháp luật cho học sinh.

Tháng 9 và 10 là thời gian cao điểm để nhà trường tổ chức lễ phát động phong trào phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, bạo lực học đường, an toàn giao thông cho học sinh.

Thầy Nguyễn Đình Bảy – Hiệu trưởng Trường THPT Lang Chánh cho biết: Xác định phòng, chống ma túy, bạo lực học đường là công tác thường xuyên nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trường học; nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh, nên từ đầu tháng 8, nhà trường đã xây dựng kế hoạch để thực hiện chương trình này theo các chủ đề của tháng cao điểm.

“Năm nay, do tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 phức tạp, nên không thể tổ chức tập trung như mọi năm được. Thay vào đó, nhà trường tổ chức phát động phong trào về các lớp học”, thầy Bảy cho hay.

Thanh Hóa: Học sinh cam kết phòng, chống ma túy và bạo lực học đường - Ảnh minh hoạ 2
Lễ phát động tháng cao điểm phòng chống ma túy ở Trường THPT Lang Chánh. Ảnh tư liệu nhà trường.

Theo đó, Ban giám hiệu nhà trường giao cho giáo viên chủ nhiệm tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy, bạo lực học đường; Tổ chức cho học sinh ký bản cam kết không tham gia vào các tệ nạn xã hội.

Nhà trường đặt mục tiêu phấn đấu 100% cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGV,NV) và học sinh không liên quan đến ma túy và các tệ nạn xã hội khác.

Theo Hiệu trưởng Trường THPT Lang Chánh, để thực hiện được điều đó, nhà trường kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống ma túy, HIV/AIDS  năm học 2021-2022; Xây dựng kế hoạch cụ thể cho năm học và tổ chức rà soát, điều tra, thống kê người sử dụng ma túy của đơn vị.

Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch tuyên truyền công tác phòng, chống ma túy, HIV/AIDS cho các đợt phát động; Triển khai các công văn, kế hoạch, hướng dẫn đến CBGV, NV và HS trong đơn vị.

Tổ chức cho CBGV, NV và HS ký cam kết không tham gia vào các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ các chất ma túy.

Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chính quyền địa phương và các cấp ngành có liên quan để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống ma túy, HIV/AIDS.

“Khi triển khai thực hiện nội dung giáo dục phòng, chống HIV/AIDS, nhà trường tổ chức cho CBGV, NV và HS ký cam kết.

Sau đó, tích hợp nội dung kiến thức pháp luật, tác hại của ma túy, HIV/AIDS vào các môn học, như: Giáo dục công dân, Hóa học, Địa lý, Sinh học... sao cho phù hợp với  bài dạy của từng môn.

Cùng với đó, nhà trường phối hợp với Trạm Y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh”, thầy Bảy thông tin.

Quyết tâm ngăn chặn bạo lực học đường

Trước đây, Trường THPT Lang Chánh từng xảy ra việc học sinh đánh nhau ở ngoài khuôn viên nhà trường. Do đó, đã ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh và phụ huynh.

Vì lẽ đó, Ban giám hiệu nhà trường đã đặt ra mục tiêu quyết tâm ngăn chặn nạn bạo lực học đường bằng nhiều phương pháp tuyên truyền, giáo dục cho sinh hiểu được vấn đề.

Thanh Hóa: Học sinh cam kết phòng, chống ma túy và bạo lực học đường - Ảnh minh hoạ 3
Buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp lồng ghép chủ đề chấp hành Luật An ninh mạng ở Trường THPT Lang Chánh. Ảnh: Tư liệu nhà trường. 

Theo quan điểm của thầy Nguyễn Đình Bảy, bạo lực học đường đang là vấn đề nóng, trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường. Đồng thời, là nỗi trăn trở của toàn xã hội, tạo ra ư luận, ảnh hưởng xấu,  bức xúc đối với ngành giáo dục.

Điều đáng nói là mức độ, tần suất ngày càng gia tăng với mức báo động ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường học tập, phát triển cả về thể chất, tinh thần của giới trẻ, nhất là đối với những em ở độ tuổi vị thành niên.

Bạo lực học đường ngày càng có xu hướng phức tạp hơn về thể xác, tinh thần, bạo lực giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên và từ giáo viên với học sinh…

“Mặc dù đã có nhiều biện pháp nhằm can thiệp, ngăn chặn nhưng hiện tượng bạo lực vẫn còn xảy ra trong, ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến công tác giáo dục toàn diện và phát triển nhân cách, năng lực của học sinh”, thầy Bảy chia sẻ.

Cũng theo Hiệu trưởng Trường THPT Lang Chánh, có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Song, chủ yếu tập trung vào 4 nhóm: Giáo dục gia đình; giáo dục của nhà trường; xã hội (do tác động mặt trái của kinh tế thị trường, các mối quan hệ tiêu cực xã hội, truyền thông) và nguyên nhân tâm lý từ chính bản thân học sinh. Trong đó, nguyên nhân do giáo dục của gia đình và nhà trường được đặc biệt quan tâm.

Thanh Hóa: Học sinh cam kết phòng, chống ma túy và bạo lực học đường - Ảnh minh hoạ 4
Cảnh sân khấu hóa tuyên truyền phòng chống ma túy tại Trường THPT Lang Chánh. Ảnh tư liệu nhà trường.

Do đó, nhà trường đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức trách nhiệm của CBGV, VN và HS đảm bảo an ninh trật tự trường học, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường.

Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và gia đình học sinh. Chủ động phòng ngừa, không để học sinh vi phạm tệ nạn xã hội, bạo lực học đường và tội phạm bên ngoài xâm nhập vào trường học.

Tổ chức tốt lực lượng bảo vệ trực giữ gìn tài sản và tham gia ngăn chặn bạo lực học đường. Tăng cường công tác kiểm tra của lãnh đạo nhà trường, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, đội cờ đỏ.

Chú trọng phòng ngừa việc đem đồ chơi mang tính kích động vào trong trường học nói riêng và bạo lực học đường nói chung. Phối hợp với phụ huynh học sinh quản lý chặt chẽ việc đi học chuyên cần của học sinh....

“Nhà trường đang phối hợp với Công an địa phương, Hội cha mẹ học sinh tổ chức tuyên truyền đến CBGV, NV và HS về các nội dung liên quan đến bạo lực học đường.

Lồng ghép trong các nội dung tuyên truyền phổ biến pháp luật. Phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức, đoàn thể khác. Lập hồ sơ theo dõi tình hình khi học sinh vi phạm, để có biện pháp giải quyết.

Hy vọng, với nhiều phương pháp thực hiện, bạo lực học đường sẽ được ngăn chặn xuống mức tối thiểu”, thầy Bảy cho biết thêm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1429 | lượt tải:312

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1148 | lượt tải:302

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2459 | lượt tải:391

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2938 | lượt tải:490

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2253 | lượt tải:339
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập149
  • Hôm nay10,118
  • Tháng hiện tại476,873
  • Tổng lượt truy cập51,832,832
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944