Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Đừng để học sinh bất ngờ

Thứ năm - 21/03/2019 12:25 416 0

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Đừng để học sinh bất ngờ

GD&TĐ - TS Nguyễn Văn Hòa Chủ tịch Hội đồng quản trị, người sáng lập Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh khiêm nhấn mạnh điều này khi phát biểu tại Hội nghị chuyên đề “Kỳ thi THPT quốc gia 2019 –những thay đổi và giải pháp” do nhà trường tổ chức vào chiều nay (21/3).

Cần phải học tốt phần lý thuyết

Tại hội nghị, bên cạnh việc giới thiệu một số điểm mới của Kỳ thi THPT quốc gia 2019, nhiều giáo viên đã đề xuất các giải pháp day – học và ôn tập nhằm đạt kết quả cao nhất trong Kỳ thi năm nay.

Thầy Hiệu trưởng Đàm Tiến Nam cho biết, các giải pháp mà nhà trường đã thực hiện đó là: tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm Kỳ thi THPT quốc gia 2018. Cùng với đó, các tổ chuyên môn tổ chức chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu của kỳ thi. Nhiều hình thức đổi mới dạy học được thực hiện: học Sử tại Bảo tàng, trải nghiệm khoa học,…

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Đừng để học sinh bất ngờ - Ảnh minh hoạ 2
 TS Nguyễn Văn Hòa: Không được để học sinh bất ngờ

Ngoài ra, nhà trường tổ chức gặp gỡ, động viên, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho học sinh; chú trọng giáo dục lối sống, ứng xử. Đồng thời tổ chức họp phụ huynh để tạo sự thống nhất trong đồng hành phối hợp.

Đặc biệt, nhà trường đã đổi mới trong kiểm tra – đánh giá: kiểm tra vấn đáp môn tiếng Anh, Hóa học; kiểm tra lại với các học sinh lần đầu kiểm tra không đạt yêu cầu.

Tổ chức các lớp phụ đạo đặc biệt: 2 lớp Toán, 2 lớp tiếng Anh, 1 lớp Văn. Tinh thần là chăm lo đến từng học sinh, giúp cho mỗi trò đều tiến bộ; không để học sinh nào bị bỏ lại, bị lãng quên.

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Đừng để học sinh bất ngờ - Ảnh minh hoạ 3
 Cô giáo Nguyễn Hằng chia sẻ về ôn thi môn Hóa học

Chia sẻ về giải pháp nâng cao kết quả Kỳ thi THPT quốc gia 2019, cô Nguyễn Hằng – giáo viên môn Hóa trao đổi: từ việc nghiên cứu ma trận đề thi cho thấy, lý thuyết nhiều hơn bài tập 6 câu nên điểm sẽ được phân bổ như sau: lý thuyết 5,75 điểm và bài tập chiếm 4,25 điểm. Phân bổ cấu trúc này theo xu hướng ra đề mà Bộ GD&ĐT quan tâm mấy năm gần đây.

Theo cô Hằng, hiện nay câu hỏi lý thuyết thường ngắn gọn, chủ yếu gắn liền với thực tiễn thí nghiệm, ứng dụng trong đời sống như: phân bón hóa học; hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường… thường có một câu về hình vẽ thí nghiệm học sinh nên xem lại các hình vẽ trong sách giáo khoa lớp 11, 12.

Do đó cần phải học tốt phần lý thuyết vì phần này có điểm số cao hơn phần bài tập. Ngoài ra, trong phần bài toán, nếu không chắc các kiến thức lý thuyết, không viết đúng các phương trình phản ứng thì cũng không giải được bài toán.

Kỳ thi THPT quốc gia 2019: Đừng để học sinh bất ngờ - Ảnh minh hoạ 4
Cô giáo Nghiêm Thị Thu Trang chia sẻ về 5 giải pháp hướng đến thắng lợi Kỳ thi THPT quốc gia 2019

Giáo viên đừng tự tạo áp lực cho bản thân và học sinh

Đề xuất giải pháp hướng đến thắng lợi của Kỳ thi THPT quốc gia, cô Nghiêm Thị Thu Trang – Tổ trưởng Tổ Giáo dục công dân nhấn mạnh đến 5 giải pháp:

Thứ nhất là làm tốt công tác giáo dục tư tưởng cho học sinh; thứ hai là rà soát kiến thức cơ bản lớp 11, khái quát kiến thức cơ bản lớp 10; thứ ba là tổ chức hoạt động dạy học dưới nhiều hình thức; thứ tư là đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá; và thứ năm là quan tâm đến các học sinh có kết quả học tập chưa cao.

Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn phải hiểu từng học sinh của mình, chăm lo cho các em để không em nào bị bỏ rơi.

Giáo viên hãy tạo tâm lý thoải mái vui vẻ cho học sinh, để mỗi giờ học đều có niềm vui và hạnh phúc

 
TS Nguyễn Văn Hòa

Khẳng định Kỳ thi THPT quốc gia không có gì phải lo lắng, TS Nguyễn Văn Hòa – Chủ tịch Hội đồng quản trị, người sáng lập Trường THCS&THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm nhấn mạnh: Thầy, cô đừng tự tạo áp lực cho bản thân và các em học sinh cũng như là phụ huynh học sinh. Hãy tạo tâm thế thoải mái, tự tin cho mình và truyền cảm hứng đến học trò.

Theo TS Nguyễn Văn Hòa, Kỳ thi không có gì đáng sợ nhưng đừng để học sinh bất ngờ.

"Nhà trường cũng yêu cầu các giáo viên nắm bắt các thông tin về kỳ thi để kịp thời điều chỉnh phương án dạy học, mục tiêu của HS. Nghiên cứu tìm hiểu đổi mới, đánh giá hiệu quả các giải pháp, đề xuất giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả ôn tập.

 

Đồng thời, tập hợp đội ngũ, đoàn kết, học hỏi, đánh dấu cho ngày mở đầu một chiến dịch. Tập trung cho một kỳ thi, không lãng quên những mục tiêu lớn lao khác: phát triển con người có phẩm chất, năng lực, học sinh cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường" - thầy Đàm Tiến Nam.

Tác giả bài viết: Minh Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập822
  • Hôm nay29,460
  • Tháng hiện tại307,590
  • Tổng lượt truy cập51,663,549
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944