Bộ GD&ĐT lên tiếng về vụ việc Lưu học sinh “mất tích” tại Nhật Bản: Chờ kết quả xác minh

Thứ năm - 21/03/2019 03:58 465 0

Bộ GD&ĐT lên tiếng về vụ việc Lưu học sinh “mất tích” tại Nhật Bản: Chờ kết quả xác minh

GD&TĐ - Dư luận đang hết sức quan tâm đến việc 700 lưu học sinh (LHS) Trường ĐH Phúc lợi Xã hội Tokyo “mất tích” kể từ tháng 4/2018, trong đó có cả sinh viên Việt Nam. Ông Phạm Quang Hưng - Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế (Bộ GD&ĐT) - đã có những thông tin trao đổi xung quanh sự việc này.

Đang chờ kết quả xác minh

- 700 LHS bỏ trốn tại một trường ĐH, trong đó có cả sinh viên Việt Nam, thực hư câu chuyện này thế nào, thưa ông?

- Ngay khi nghe tin về việc 700 LHS của Trường ĐH Phúc lợi Tokyo, trong đó có LHS Trung Quốc, Việt Nam, Nepal bỏ trốn từ tháng 4/2018 (thậm chí có báo đưa tin là “mất tích”), chúng tôi đã liên hệ với quản lý LHS tại Đại sứ quán (ĐSQ) Việt Nam tại Nhật Bản và trao đổi với đại diện ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam.

Theo thông tin chúng tôi nhận được, đây là những LHS học dự bị và không phải tất cả LHS này đã bỏ trốn hay mất tích, mà có thể là Trường Phúc lợi Tokyo đã không liên lạc được với các em trong một năm nay, trong đó có nhiều em đã hết hạn học tập tại trường.

Theo nhận định của chúng tôi, các em này có thể tiếp tục học ĐH hay học nghề tại một trường khác, hoặc cũng có thể đã ra đi làm. Tuy nhiên, chúng ta cần chờ kết quả xác minh cụ thể từ các cơ quan của Nhật Bản.

Thực tế, các trường ĐH Nhật Bản có 2 hệ: Hệ chính quy (ĐH) được quản lý rất chặt chẽ, còn hệ dự bị và học tiếng Nhật thì do trường quản lý. Việc vào học theo hệ dự bị và học tiếng, yêu cầu không cao. Thời gian qua, có số lượng tăng lớn ở hệ này, dẫn đến một số trường không đáp ứng được về cơ sở vật chất và giáo viên, dẫn đến chất lượng đào tạo hạn chế, từ đó một số học viên đã chuyển trường. Ngoài ra, vì số lượng học viên tăng nhanh, nên công tác quản lý LHS của một số trường chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bộ GD&ĐT lên tiếng về vụ việc Lưu học sinh “mất tích” tại Nhật Bản: Chờ kết quả xác minh - Ảnh minh hoạ 2
  • Ông Phạm Quang Hưng

Cẩn trọng với những quảng cáo sai sự thật

- Đây không phải lần đầu xảy ra sự việc này, ông có thể cho biết nguyên nhân?

- Nhu cầu lao động tại Nhật Bản rất lớn, vì vậy LHS sang đây có cơ hội làm thêm cao. Một số công ty tư vấn du học (TVDH) lợi dụng việc này đã quảng cáo sai sự thật, thu hút người đi du học theo hình thức vừa học vừa làm, với mức lương cao.

Thực tế, ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, LHS muốn đi làm thêm thì cần phải xin Giấy phép lao động và thời gian làm thêm không quá 28 giờ một tuần. Bằng việc làm thêm, LHS khó có thể kiếm đủ tiền để trang trải cả sinh hoạt phí và học phí như các công ty đã quảng cáo. Một số người đã phải vay tiền để đi, do đó khi đến Nhật Bản, bằng mọi giá phải kiếm tiền trả nợ, dẫn đến vi phạm pháp luật và bị xử lý.

Công tác quản lý tư vấn du học luôn được quan tâm

- Với sự việc này, chúng ta đang phối hợp xử lý như thế nào, thưa ông?

- Như đã nói, chúng tôi đã liên hệ ngay với ĐSQ Việt Nam tại Nhật Bản, cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm, hỗ trợ, quản lý LHS Việt Nam tại Nhật Bản để nắm bắt tình hình. Theo ĐSQ Việt Nam, chúng ta cần chờ kết quả điều tra của các cơ quan chức năng Nhật Bản.

Nhân đây tôi cũng xin cung cấp thêm thông tin liên quan đến công tác quản lý TVDH Nhật Bản:

Theo phân cấp quản lý, các Sở GD&ĐT là đơn vị cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ TVDH, chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các trung tâm TVDH. Thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo gửi các địa phương, đề nghị tăng cường công tác quản lý TVDH, đặc biệt là du học Nhật Bản.

Bộ GD&ĐT thường xuyên làm việc với ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TVDH, như: Trao đổi với ĐSQ Nhật Bản danh sách các tổ chức TVDH hợp pháp, tiếp nhận danh sách các tổ chức TVDH có dấu hiệu sai phạm, yêu cầu các địa phương thực hiện thanh, kiểm tra.

Bộ GD&ĐT Việt Nam đã ký thỏa thuận ghi nhớ với các Bộ Giáo dục, Bộ Công an, Bộ Tư pháp Nhật Bản về hợp tác liên quan đến công tác quản lý LHS Việt Nam tại Nhật Bản, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Abe Shinzo, trong chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào dịp tháng 10/2018.

- Theo ông, làm sao để có thể quản lý chặt chẽ LHS, nhất là trong bối cảnh các sinh viên đi học tự túc thông qua các công ty TVDH ngày càng nhiều?

- Hiện nay, có khoảng 170.000 LHS Việt Nam học tập ở khoảng 40 nước trên toàn thế giới, tập trung ở những nước có nền GD tiên tiến. Số LHS trên đi du học từ nguồn học bổng của Chính phủ Việt Nam (bao gồm học bổng hiệp định và học bổng ngân sách Nhà nước) là gần 6.000 người, chiếm khoảng 4%; số tự túc kinh phí, chiếm khoảng 90%; còn lại là diện nhận học bổng của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và trường ĐH nước ngoài.

Các LHS đi học theo diện học bổng có sử dụng ngân sách Nhà nước đều có cam kết ràng buộc trở về nước công tác sau khi hoàn thành khóa học. Trường hợp LHS vi phạm các quy định của người được hưởng học bổng ngân sách Nhà nước, sẽ phải bồi hoàn kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành. Việc quản lý này tương tự như chúng ta đã thực hiện đối với LHS đi học ở Đông Âu thời gian trước.

LHS đi học theo diện tự túc kinh phí không bị ràng buộc, không cần có quyết định cử đi của các cơ quan chức năng Việt Nam. Đối tượng đi du học tự túc có thể chủ động tìm trường và đi học hoặc qua các tổ chức TVDH. Các tổ chức TVDH chịu sự quản lý trực tiếp của địa phương và thực hiện việc báo cáo theo các quy định của Nhà nước.

Chúng ta đang sống trong thời đại CNTT, HS, phụ huynh dễ dàng tiếp cận với nhiều nguồn thông tin về cơ sở GD cũng như các công ty TVDH; vì vậy cần thận trọng kiểm tra thông tin trước khi quyết định du học.

Phụ huynh, HS có thể tham khảo thông tin tại website của Cục Hợp tác quốc tế và website chính thức của ĐSQ Nhật Bản tại Việt Nam, cũng như tổ chức hỗ trợ SV của Nhật Bản.

Cụ thể Bộ GD&ĐT đã có chuyên mục Cảnh báo du học Nhật Bản, đăng tải tại website chính thức của Cục Hợp tác quốc tế. Bộ cũng thường xuyên cập nhật danh sách các tổ chức kinh doanh TVDH đã được các Sở GD&ĐT cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ TVDH, cũng như danh sách các tổ chức kinh doanh TVDH đã bị đình chỉ hoạt động trên website của Cục Hợp tác quốc tếhttp://icd.moet.gov.vn/340/tu-van-du-hoc.html/BPF/vi-VN/. Phía Nhật cũng chỉ nhận hồ sơ xin visa du học do các tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ TVDH đăng tải trên website của Cục Hợp tác quốc tế.

- Xin cảm ơn ông!

Tác giả bài viết: Hiếu Nguyễn (Thực hiện)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập633
  • Hôm nay20,570
  • Tháng hiện tại298,700
  • Tổng lượt truy cập51,654,659
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944