Làm sao để thư viện trường học đến gần học sinh?

Thứ bảy - 26/10/2019 12:17 767 0

Làm sao để thư viện trường học đến gần học sinh?

GD&TĐ - Đọc sách, ngoài việc giúp trau dồi kiến thức khoa học, xã hội cho học sinh, còn là một cách để rèn luyện kỹ năng, nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ. Chính vì vậy, bên cạnh những nỗ lực xây dựng thư viện đạt chuẩn, bổ sung nguồn sách, cần xây dựng văn hóa đọc cho HS.

Những mô hình đọc sách như Café sách ngày thứ 7, Thư viện mở, Thư viện xanh, Tủ sách lớp em… được nhiều trường học triển khai để xây dựng thói quen đọc sách cho HS. Những mô hình đọc sách như Café sách ngày thứ 7, Thư viện mở, Thư viện xanh, Tủ sách lớp em… được nhiều trường học triển khai để xây dựng thói quen đọc sách cho HS. 

Đưa sách đến gần người đọc

Từ nguồn tài trợ, ủng hộ của Hội cha mẹ HS, Trường THCS Kim Đồng (quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã xây dựng các tủ sách đặt ngoài trời, thiết kế và bố trí khu vực ghế ngồi, nơi đọc để mỗi giờ ra chơi, HS không phải mất thời gian tìm sách tại thư viện mà có thể ngồi ngay dưới sân trường đọc sách. Sách đặt tại các tủ sách di động của Trường THCS Kim Đồng được sắp xếp theo từng chủ đề để HS dễ dàng tìm kiếm. Từ ngày có thư viện xanh, số lượng HS Trường THCS Kim Đồng tham gia đọc sách đông hơn.

Mô hình Thư viện xanh cũng được Trường Tiểu học Phù Đổng (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) áp dụng để chủ động đưa sách đến gần hơn với HS. Cô Phạm Thị Trang - Phó Hiệu trưởng nhà trường kể: “Giờ ra chơi, ngay trên sân trường, chỉ cần với tay, các em có thể chọn được những cuốn sách, cuốn truyện ưng ý, phù hợp với lứa tuổi để đọc tại chỗ và tự quản lẫn nhau. Hết giờ ra chơi, các bạn lại tự giác sắp xếp, đem sách, truyện trả lại vị trí cũ”.

Ngoài mô hình Thư viện xanh tại sân trường, Trường Tiểu học Phù Đổng còn trang bị góc thư viện ngay trong mỗi lớp học, gọi là “Thư viện lớp em”. “Thư viện lớp em” có thủ thư riêng do lớp bầu chọn, nội quy tủ sách do chính các em cùng tham gia quản lý. Hằng tháng, HS trong lớp tự đổi sách cho nhau và các lớp trong trường đổi tủ sách cho nhau.

Bắt đầu từ tháng 12/2016, Sở GD&ĐT Đà Nẵng chủ trương tất cả các trường học, trung tâm GDTX, GDTX-KTTH-HN&DN, trung tâm Ngoại ngữ, Tin học, cơ sở dạy thêm học thêm trên địa bàn Đà Nẵng đều phải tiến hành đặt các tủ sách, kệ sách không có ổ khóa ở sân trường, hành lang, khu vui chơi để bảo đảm sách, báo đến với người đọc một cách dễ dàng và thuận tiện.

Trường THPT Trần Phú (Đà Nẵng) cũng có nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích để khơi dậy niềm đam mê đọc sách cho HS. Ngoài việc giới thiệu sách dưới cờ theo chủ đề hằng tháng, viết lên bảng tin, trong buổi sinh hoạt tại lớp, thư viện nhà trường còn tổ chức trưng bày, giới thiệu về sách, thi thuyết trình về sách giữa các khối, lớp vào dịp Ngày sách Việt Nam (21/4), chương trình Cà phê sách vào mùa hè cho HS và người dân đến đọc. Trường THPT Trần Phú còn “mở rộng” không gian thư viện ra bên ngoài nhà trường với 4 tủ sách mở gắn vào phía bên ngoài hàng rào của nhà trường.

Nhiều phụ huynh đã tranh thủ thời gian chờ đón con để đọc sách tại các tủ sách mở của Trường THPT Trần Phú. Tủ sách “vỉa hè” của nhà trường được mở từ 6 giờ 30 phút đến 17 giờ 30 phút hằng ngày, trưng bày nhiều đầu sách như “Huyện Hoàng Sa qua tư liệu và hồi ức”, “Sống đời đáng sống”, “Tổ chức công việc gia đình”… và không có người trông coi. Thầy Phan Hùng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Sau một thời gian ngắn, trong tủ sách đã có thêm nhiều quyển sách không phải do nhà trường trang bị.

Làm sao để thư viện trường học đến gần học sinh? - Ảnh minh hoạ 2
 Ảnh minh họa/ INT

Ngày hội tặng sách

Gần chục năm trở lại đây, Ngày hội tặng sách, cùng với Ngày hội đọc sách trở thành hoạt động định kỳ trong các trường học ở Đà Nẵng. Đây được xem là một phương cách góp phần hình thành văn hóa đọc cho HS. Nhiều trường học, như Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận Liên Chiểu) còn tổ chức những cuộc thi đố vui nhỏ trong tiết chào cờ theo “Tủ sách của tôi” trong chương trình “Rung chuông vàng”. HS phải đọc kỹ cuốn sách mới có thể trả lời được câu hỏi.

Từ nguồn ủng hộ của Ngày hội tặng sách, mùa hè năm 2018 - 2019, Trường THCS Kim Đồng đã tặng cho HS Trường Tiểu học Sông Kôn (H. Đông Giang, Quảng Nam) gần 1.000 đầu SGK của bậc Tiểu học và THCS, hơn 1.500 tập vở, 50 suất học bổng, mỗi suất trị giá 200.000 đồng. Trước đó, năm học 2014 – 2015, Trường THCS Kim Đồng nhận được hơn 800 bản sách với giá trị hơn 34 triệu đồng từ nguồn ủng hộ của phụ huynh, trong đó có nhiều bản sách quý, có giá trị lớn.

Trong dịp nói chuyện với các bạn HS chuyên Toán Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), GS Ngô Bảo Châu đã có lời khuyên rất chân tình: “Học, đọc sách về khoa học xã hội - nhân văn giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách với cuộc sống. Mỗi con người chúng ta chỉ có một cuộc sống. Việc đọc sách sẽ giúp chúng ta sống thêm nhiều cuộc đời khác nhau. Trang sách chính là cửa sổ mở sang những cuộc đời khác, thế giới khác. Và cũng là chỗ để ánh sáng mặt trời rọi vào cuộc đời mình”.

Tác giả bài viết: Hà Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2598/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn tuyển sinh ĐH, tuyển sinh cao đẳng ngành GDMN

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1422 | lượt tải:310

1683/QĐ-BGDĐT

Kế hoạch triển khai tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành GDMN 2022

Thời gian đăng: 19/07/2022

lượt xem: 1142 | lượt tải:298

08/2022/TT-BGDĐT

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/6/2022 ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non

Thời gian đăng: 21/06/2022

lượt xem: 2452 | lượt tải:389

1444/BGDĐT-GDĐH

Hướng dẫn công tác tuyển sinh 2021

Thời gian đăng: 17/04/2021

lượt xem: 2929 | lượt tải:488

15/2020/TT-BGDĐT

Thông tư ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông 2020

Thời gian đăng: 19/06/2020

lượt xem: 2247 | lượt tải:337
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập823
  • Hôm nay29,446
  • Tháng hiện tại307,576
  • Tổng lượt truy cập51,663,535
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
1
Hotline: 0965.855.944